Hướng dẫn bạn cách viết mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn xác
Theo dõi viecday365 tạiLà một người lãnh đạo, nắm giữ chức vụ quản lý, bạn cần phải biết rõ cách lập mẫu quyết định bổ nhiệm sẽ gặp phải nhiều trường hợp cần dùng đến. Nhưng nếu bạn vẫn đang loay hoay, không biết loại văn bản này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Sau đây, viecday365.com sẽ hướng dẫn và giới thiệu đến bạn một số mẫu quyết định bổ nhiệm 2020 phải nắm vững.
1. Tại sao phải lập ra mẫu quyết định bổ nhiệm?
Bổ nhiệm là một công việc thường thấy trong các tổ chức, đơn vị. Những đối tượng được bổ nhiệm thông thường là công chức hoặc viên chức. Bổ nhiệm là hoạt động phân công một cá nhân phụ trách, đảm nhiệm vị trí mới như lãnh đạo, quản lý. Người được bổ nhiệm chức vụ đó sẽ phải thực hiện những công việc mới ở vị trí được bổ nhiệm và giữ vị trí đó trong thời gian có kì hạn. Bên cạnh việc được hưởng một số quyền lợi mới, những cá nhân này sẽ phải hiện nghiêm túc nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức, đơn vị, cơ quan. Công tác bổ nhiệm này không những làm xáo trộn bộ máy tổ chức mà còn mang ý nghĩa khích lệ, tạo động lực cho các nhân viên hay cá nhân trong cùng một tổ chức phải phấn đấu, cố gắng làm việc.
Khi quyết định bổ nhiệm, mẫu quyết định bổ nhiệm sẽ đi kèm để làm bằng chứng xác nhận hành động đó và đây chính là lý do trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta phải lập ra mẫu giấy quyết định bổ nhiệm. Mẫu quyết định bổ nhiệm là một loại văn bản thuộc kiểu hành chính, có mục đích xác nhận quyết định bổ nhiệm một ai đó sẽ đảm nhiệm chức vụ gì. Sau các cuộc hội thảo, họp bàn, ban giám đốc hoặc ban quản lý sẽ cùng thống nhất chung một quyết định và soạn thảo mẫu quyết định bổ nhiệm theo luật công ty hoặc doanh nghiệp. Khi thông báo bổ nhiệm người mới thì mẫu quyết định bổ nhiệm đồng thời sẽ được mang ra công khai trước toàn thể công ty.
2. Hướng dẫn form mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn xác
2.1. Thể thức văn bản của mẫu quyết định bổ nhiệm
Tập hợp các thành phần cấu thành văn bản mẫu quyết định bổ nhiệm được gọi chung là thể thức văn bản của mẫu quyết định bổ nhiệm. Vì mẫu quyết định bổ nhiệm cũng là một loại văn bản hành chính nên phải tuân thủ nghiêm túc các quy định đã được nêu trong luật pháp. Mẫu quyết định bổ nhiệm phải đáp ứng đủ các tiêu chí như phông chữ, kiểu trình bày, khổ giấy và định lề trang văn bản. Bất kể mẫu quyết định nào cũng phải được trình bày theo bố cục 3 phần cơ bản (mở đầu, phần thân, kết thúc). Ngoài ra, các yếu tố sau cũng quan trọng không hề kém, đó là: quốc hiệu và tiêu ngữ (mở đầu văn bản), tên của cơ quan hoặc tổ chức ban hành văn bản, số và ký hiệu của văn bản, địa danh (quận/thành phố) và mốc thời gian (ngày tháng năm) ban hành văn bản.
2.2. Nội dung của mẫu quyết định bổ nhiệm
Trong nội dung của mẫu quyết định bổ nhiệm, không được thiếu những thứ mang tính hành chính như căn cứ vào điều lệ của công ty hay căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn hay chức năng của ban quản lí hoặc giám đốc công ty để bổ nhiệm. Đồng thời, khi bổ nhiệm thì phải ghi rõ tên của đồng chí được bổ nhiệm, thông tin cá nhân về ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, địa chỉ… cùng nội dung quyết định bổ nhiệm, vị trí được bổ nhiệm và được hưởng quyền lợi của quyết định đó.
Những nghĩa vụ, trách nhiệm mới của cá nhân sau khi được bổ nhiệm một chức danh mới thì phải ghi rõ trong điều 2 của mẫu quyết định bổ nhiệm. Nghĩa vụ và trách nhiệm này có thể là giám sát, kiểm tra, quản lý nhân viên dưới quyền hoặc những quyền hạn khác mà người đó có thể thực hiện trong quá trình quản lý nhân lực và công việc. Những yêu cầu về nghĩa vụ, trách nhiệm thi hành phải minh bạch, phù hợp, hợp lý về năng lực, kinh nghiệm, trình độ và khả năng thực hiện của cá nhân được bổ nhiệm. Nghĩa vụ, trách nhiệm luôn luôn đi kèm với quyền hạn khi được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm.
Thời hạn thi hành quyết định (ngày/tháng/năm) và phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện quyết định bổ nhiệm sẽ được quy định tại điều 3 của mẫu quyết định bổ nhiệm. Ngay sau khi nhận được mẫu giấy quyết định, yêu cầu nơi nhận được mẫu giấy này phải nghiêm chỉnh chấp hành những nội dung bổ nhiệm nêu trên.
Mẫu quyết định bổ nhiệm phải phù hợp với mọi điều kiện kinh tế của đơn vị, tổ chức và đủ sự khả thi trong thực tế. Người soạn thảo mẫu giấy cần hiểu rõ tư cách và trọng trách của người được bổ nhiệm, đồng thời phải hình dung được những nhiệm vụ mà họ sẽ phải thực hiện để hoàn thiện mẫu giấy theo đúng sự thật và làm thế nào để họ đồng ý, chấp thuận nó.
2.3. Yêu cầu khi viết mẫu quyết định bổ nhiệm
Đầu tiên, mẫu quyết định bổ nhiệm phải có tính mục đích rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn, khi các cơ quan Nhà nước ban hành các văn bản quản lý hành chính thì tức là văn bản đó phải đề ra các kế hoạch, chính sách, chủ trương giải quyết các sự việc hay vấn đề cụ thể, vấn đề này sẽ thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn của một bộ phận cơ quan nào đó.
Thứ hai, mẫu quyết định bổ nhiệm phải có tính khoa học. Tính khoa học ở trong mẫu giấy này sẽ được thể hiện qua cách trình bày nội dung, ngắn gọn, đủ ý, dễ đọc, dễ nhìn và hình thức rõ ràng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, các phần được đề cập phải thể hiện theo một trình tự logic, bố cục phân chia rành mạch, chủ đề nhất quán, được trình bày có hệ thống.
Thứ ba, mẫu quyết định bổ nhiệm phải mang tính đại chúng. Không chỉ người được bổ nhiệm, người soạn thảo văn bản bổ nhiệm mà tất cả các đối tượng khác nói chung và các nhân viên nói riêng phải nắm được những thông tin đã đề cập trong mẫu giấy. Tất cả mọi người đều có quyền được biết về thông tin bổ nhiệm để thi hành cho đúng. Cho nên, người viết mẫu quyết định bổ nhiệm cần biết cách trình bày làm sao để mọi người cùng hiểu được một nội dung giống nhau. Không nên sử dụng các từ đa nghĩa, ưu tiên sử dụng từ một nghĩa vì trình độ, tầm hiểu biết của mọi người sẽ không giống nhau. Nội dung phải đảm bảo sự phổ cập, chặt chẽ và nghiêm túc, dễ nhớ.
Thứ tư, mẫu quyết định bổ nhiệm thể hiện tính bắt buộc. Tính bắt buộc trong mẫu quyết định bổ nhiệm sẽ thể hiện quyền lực đơn phương của ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp. Tùy theo phạm vi hoạt động hay tính chất của doanh nghiệp, mỗi loại mẫu sẽ phản ánh quyền lực của ban lãnh đạo khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cơ sở pháp lý để không bị tuột mất quyền lực. Mẫu quyết định bổ nhiệm này cũng chính là tiếng nói gián tiếp để truyền đạt suy nghĩ, quyết định và mục đích của ban quản lý đến người được bổ nhiệm.
Cuối cùng, tính khả thi là yêu cầu bắt buộc của mẫu quyết định bổ nhiệm. Văn bản này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người được quyết định bổ nhiệm không đủ khả năng thực hiện công việc được bổ nhiệm hoặc giao phó. Hãy cố gắng tạo để ý mức độ khả thi khi soạn mẫu quyết định bổ nhiệm.
3. Một số mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ thường gặp
- Mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn
Mẫu giấy đưa ra quyết định bổ nhiệm nhân viên nào đó trong ban, phòng chuyên môn làm trưởng phòng của bộ phận đó. Chẳng hạn, khi muốn bổ nhiệm nhân viên kinh doanh làm trưởng phòng kinh doanh thì phải có mẫu giấy quyết định bổ nhiệm. Người được bổ nhiệm lên chức trưởng phòng phải là người thật giỏi, có đủ kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn đó thì mới đáp ứng được chức vụ mới. Thông thường, mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn sẽ do ban lãnh đạo, ban giám đốc của các tổ chức, đơn vị cơ quan, doanh nghiệp lập ra.
- Mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự
Các nhân sự khi được thay đổi phòng, ban làm việc hoặc được bổ nhiệm một chức vụ tương đương, các ứng viên xin việc thành công,... đây là những trường hợp sẽ được nhận mẫu quyết định bổ nhiệm nhân sự.
- Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc
Khi bổ nhiệm ai đó trở thành phó giám đốc, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của công ty, doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi. Do đó, các cá nhân hoặc ban lãnh đạo cấp cao sẽ phải suy nghĩ rất kĩ trước khi đưa ra quyết định này. Trong buổi họp, mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc sẽ được công khai để mang tính chất thông báo cho toàn bộ nhân viên của công ty, doanh nghiệp. Khi soạn thảo mẫu giấy này, phải cực kì cẩn thận trong mục ghi nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của phó giám đốc.
Ngoài những mẫu quyết định bổ nhiệm vừa được giới thiệu ở trên, bạn có thể tham khảo các mẫu giấy phổ biến khác như: mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ kỹ thuật, mẫu quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, mẫu quyết định bổ nhiệm phó tổng giám đốc, mẫu quyết định bổ nhiệm thủ quỹ, mẫu quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc chi nhánh, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc điều hành, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc dự án, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc kinh doanh, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán công đoàn, mẫu quyết định bổ nhiệm quản đốc, mẫu quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán, mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng…
Tùy mục đích của mỗi người, bạn có thể tự soạn một mẫu quyết định bổ nhiệm hoàn chỉnh hoặc download mẫu quyết định bổ nhiệm file word đã có sẵn ở những trang web uy tín để tiết kiệm thời gian. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà viecday365.com vừa mới cung cấp, các bạn đã hình dung được cách viết mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn xác nhất.
8031 0