[Tải về ngay] Mẫu hợp đồng thầu phụ chuẩn nhất cho bạn!

Theo dõi viecday365 tại
Bùi Nguyệt tác giả viecday365.com Tác giả: Bùi Nguyệt

Ngày đăng: 01-07-2024

Mẫu hợp đồng thầu phụ có tác dụng như thế nào? Có vai trò gì và viết mẫu hợp đồng thầu phụ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng viecday365.com khám phá cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm xây dựng

1. Mẫu hợp đồng thầu phụ là gì? Vai trò của mẫu hợp đồng thầu phụ

Với những ai làm việc trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, có lẽ rằng, khái niệm hợp đồng thầu phụ là gì và tầm quan trọng của mẫu hợp đồng thầu phụ không phải là một câu hỏi quá khó để trả lời. Bởi lẽ, cùng với những mẫu hợp đồng thông dụng khác như hợp đồng xây dựng, hợp đồng thiết kế nội thất,...mẫu hợp đồng thầu phụ được xem là bản tài liệu được sử dụng phổ biến, nhất là trong quá trình đấu thầu. Về mặt pháp luật,quy định ở điểm b khoản 3 điều 4 Nghị định 37/2024/NĐ-CP, hợp đồng thầu phụ có thể hiểu là một bản “khế ước” xây dựng hay một bản hợp đồng xây dựng được soạn thảo và kết kết giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nhằm thỏa thuận cụ thể về gói thầu sau khi thực hiện xong quá trình đấu thầu và có được gói thầu.

 Mẫu hợp đồng thầu phụ là gì?
Vai trò của mẫu hợp đồng thầu phụ

Thông qua mẫu hợp đồng thầu phụ, các nhà thầu phụ sẽ nắm bắt rõ nét về nội dung công việc, phạm vi việc làm mà những người thầu phụ tham gia trong gói thầu. Đồng thời quy định rõ nét về những quyền lợi và nghĩa vụ của những bên tham gia thầu. Đây sẽ là tài liệu bảo vệ các bên, đặc biệt là các nhà thầu phụ trước pháp luật nếu như có một trong hai bên vi phạm hợp đồng do những bất hòa mâu thuẫn. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được tất cả các chức năng này, bắt buộc bản hợp đồng thầu phụ phải chuẩn chỉnh. Trong hợp đồng thầu phụ chuẩn chỉnh, cũng có quy định thêm một số điểm đáng lưu ý sau đây:

- Mẫu hợp đồng này phải được bên nhà thầu chính ký với những hợp đồng thầu phụ có thực lực và kinh nghiệm hành nghề.

- Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính không được phép bàn giao lại toàn bộ những công việc trong hợp đồng tổng thầu cho nhà thầu phụ chịu trách nhiệm thi hành.

- Đối với một số nhà thầu chính hay tổng thầu nước ngoài chỉ được đàm phán hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi xác định chắc chắn rằng, các nhà thầu phụ tại Việt Nam không đủ năng lực thực hiện hiện hợp đồng theo năng lực của bên thầu phụ nước ngoài.

- Cùng theo những quy định của pháp luật, nhà thầu phụ sẽ được hưởng toàn bộ những quyền lợi của bên nhận thầu

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng

Vai trò của mẫu hợp đồng thầu phụ
Vai trò của mẫu hợp đồng thầu phụ

Đây chính là một số quy định trong hợp đồng thầu phụ cũng như vai trò của mẫu hợp đồng này. Chắc chắn rằng, các bạn đã có một cái nhìn tổng quát nhất rồi đúng không. Ngay dưới đây, chúng ta hãy cùng khám phá rõ về những nội dung cơ bản cũng như cách trình bày trong mẫu hợp đồng thầu phụ nhé.

2. Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thầu phụ

Là một trong những mẫu hợp đồng được sử dụng thông dụng trong lĩnh vực xây dựng, một số nội dung cơ bản cần đảm bảo trong nội dung chính của mẫu hợp đồng thầu phụ bao gồm họ và tên của hai bên nhà thầu chính và nhà thầu phụ, những thỏa thuận, thống nhất của hai bên về khối lượng công việc bàn giao cho nhà thầu phụ, những quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thầu chính và nhà thầu phụ, các bản vẽ để các nhà thầu phụ tiến hành và cuối cùng là chữ kỹ xác nhận của cả hai bên. Về chi tiết, một bản hợp đồng thầu phụ sẽ được trình bày như sau: 

Nội dung đầu tiên xuất hiện đầu tiên trong mẫu hợp đồng thầu phụ chính là quốc hiệu, tiêu ngữ. Đây là đặc điểm chung cho tất cả các dạng hợp đồng thầu phụ trên lãnh thổ Việt Nam hay có liên đới giữa các nhà thầu chính nước ngoài và nhà thầu phụ Việt Nam và nhận gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam. Quốc hiệu và tiêu ngữ được căn giữa. Quốc hiệu được bôi đậm và viết bằng chữ in hoa. Trong khi đó, tiêu ngữ viết bằng chữ thường, và được lùi vào một ô so với quốc hiệu. 

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thầu phụ
Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thầu phụ

Xem thêm: [Xây dựng] Mẫu hợp đồng nhân công xây dựng chính xác bạn cần nắm

Nội dung tiếp theo là tên của mẫu hợp đồng thầu phụ, tên của mẫu hợp đồng được căn giữa và viết in hoa. Bạn có thể viết là “MẪU HỢP ĐỒNG THẦU PHỤ”. 

Ngay bên dưới tên hợp đồng thầu phụ, là một số thông tin cơ bản về địa điểm, thời gian soạn thảo và ký kết hợp đồng, những bên tham gia ký kết hợp đồng.

Bạn có thể trình bày thành lời văn như sau “ Hợp đồng thầu phụ này được thành lập vào ngày 14/4/2024 giữa PenDesign, có trụ sở tại Tòa nhà VLC Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội có ông Nguyễn Đình Tùng làm đại diện (Nhà thầu) và công ty TNHH JOP có trụ sở tại KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội để thực hiện lắp đặt và thi công nội thất cho căn hộ 301, tòa nhà AZ SKy tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. 

Sau khi trình bày một cách đầy đủ, chi tiết về thông tin trên hợp đồng, bạn sẽ đi vào soạn thảo một cách ngắn gọn nhất về những căn cứ trình bày hợp đồng thầu phụ. Phần lớn, những căn cứ cho hợp đồng thầu phụ thường dựa trên hợp đồng chính đã được thỏa thuận giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư về việc thực hiện, thi công, bảo dưỡng công trình cụ thể. Căn cứ thứ hai là dựa vào mô tả công việc của những nhà thầu phụ được quy định trong những văn bản và tài liệu kèm theo mà bên nhà thầu phụ chịu trách nhiệm cung cấp cho nhà thầu chính. 

Nội dung của hợp đồng thầu phụ
Nội dung của hợp đồng thầu phụ

Xem thêm: Việc làm kỹ sư xây dựng

Bạn cũng có thể dùng một câu dẫn dắt để đi vào nội dung quan trọng nhất bên dưới bao gồm những điều khoản được thống nhất giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Số lượng những thỏa thuận này có thể nhiều hay ít tùy vào số lượng thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, một số điều khoản bắt buộc xuất hiện trong bản hợp đồng thầu phụ này bao gồm: 

- Lý giải định nghĩa về, thuật ngữ xuất hiện trong mẫu hợp đồng thầu phụ. 

- Một số tài liệu bắt buộc xuất hiện trong buổi ký kết hợp đồng thầu phụ được làm thành những tài liệu riêng biệt bao gồm: Một số bản vẽ thiết kế và thi công trình, bản vẽ chi tiết, Phạm vi công việc và tiến độ thi công. 

- Thời gian thi công và hoàn thành những công việc mà nhà thầu phụ đã xác nhận và được nhà thầu chính thông qua.

- Giá trị của hợp đồng thầu phụ

Trong hợp đồng thầu phụ cũng sẽ trình bày rõ ràng về giá trị của hợp đồng thầu phụ sau khi căn cứ vào công việc của nhà thầu phụ. Giá trị hợp đồng sẽ được biểu hiện qua số tiền của quốc gia và đơn vị tiền quy đổi như ra USD. Cùng với đó ghi rõ về các loại thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp được nêu rõ trong bản chi tiết phụ lục giá. 

Cách trình bày hợp đồng thầu phụ
Cách trình bày hợp đồng thầu phụ 

- Phương thức thanh toán sau khi hoàn thành xong công việc 

- Phạm vi công việc và trách nhiệm của nhà thầu phụ

- Thời gian hoàn thành công việc và bảo hành công việc

- Phương thức xử lý tranh chấp và giải quyết mâu thuẫn. 

Trong hợp đồng thầu phụ, những điều khoản này sẽ được trình bày một cách khoa học bằng hệ thống những điều khoản được đánh số. Những tựa đề của đề mục này sẽ được bôi đậm để khu biệt với chi tiết bên dưới.

Lưu khí khi soạn thảo hợp đồng thầu phụ
Lưu khí khi soạn thảo hợp đồng thầu phụ

Sau khi đã trình bày chi tiết về những điều khoản, bạn sẽ đi đến nội dung cuối cùng của mẫu hợp đồng thầu phụ chính là nội dung chữ ký, xác nhận giữa hai bên. Nếu là tư cách công ty sẽ bổ sung thêm yêu cầu là điểm chỉ của người đại diện và dấu đỏ. 

cv xin việc đơn giản

3. Tải về mẫu hợp đồng thầu phụ chuẩn chỉnh nhất!

Bên cạnh việc tham khảo thêm những mẫu hợp đồng thầu phụ trên đây, bạn cũng có thể tải về mẫu hợp đồng thầu phụ ngay dưới đây của viecday365.com để có một cái nhìn tổng quát hơn nhé. 

mau-hop-dong-thau-phu.pdf

Hi vọng rằng những thông tin trên đây về hợp đồng thầu phụ thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3985 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT