[Hướng dẫn] Chi tiết cách lập mẫu quy chế chi tiêu nội bộ
Theo dõi viecday365 tạiTrong các tổ chức hay các công ty, doanh nghiệp, mẫu quy chế chi tiêu nội bộ thường được sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, giám sát quá trình chi tiêu nội bộ. Vậy biểu mẫu này có nội dung như thế nào? Cách lập ra sao? Nếu bạn đọc đang quan tâm, hãy cùng giải đáp qua bài viết này nhé!
1. Thông tin về mẫu quy chế chi tiêu nội bộ
Chi tiêu là một trong những vấn đề quan trọng và có phần nhạy cảm của một tổ chức. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động quản lý, giám sát và theo dõi quá trình chi tiêu, biến động ngân sách diễn ra một cách minh bạch, thuận lợi, tránh những sai sót và rủi ro thì mẫu quy chế chi tiêu nội bộ được lập ra để hỗ trợ các nhân viên trong một tổ chức nghiêm túc thực hiện.
Biểu mẫu này là quy định rõ ràng và cụ thể về tất cả những hoạt động có liên quan đến ngân sách và chi tiêu của một tổ chức. Bên cạnh đó, chúng cũng trở thành một căn cứ cơ sở để công tác giám sát chi tiêu rõ ràng và thuận lợi hơn. Đặc biệt với những tổ chức có quy mô lớn, dòng tiền ra vào khó kiểm soát lại càng phải cần đến biểu mẫu này.
Ngày nay, đa phận biểu mẫu quy chế chi tiêu nội bộ được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp, công ty và đặc biệt là các cơ sở giáo dục đào tạo. Đây đều là những tổ chức có phạm vi chi tiêu rộng, do đó cần đảm bảo tính trung thực và công khai.
Xem thêm: Việc làm giám sát bán hàng kênh siêu thị
2. Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ thường sử dụng trong trường hợp nào?
Với từng đơn vị tổ chức riêng, thì biểu mẫu này cũng được điều chỉnh trong phong cách soạn thảo và phần nội dung sao cho hợp lý nhất. Do đó, bạn cần biết được mẫu quy chế chi tiêu nội bộ sử dụng ở trường hợp nào, mỗi trường hợp chúng được điều chỉnh cụ thể ra sao để biết cách thực hiện nhé.
2.1. Sử dụng trong trường học
Tại các cơ sở giáo dục trường học, biểu mẫu này sẽ sở hữu một phần nội dung khá phức tạp. Chính bởi vậy, cá nhân thực hiện biểu mẫu cần cẩn trọng trong cách lập thì mới phản ánh được cụ thể và rõ ràng những nội dung đó. Cụ thể như sau:
- Phần mở đầu: Mở đầu của mọi biểu mẫu cần viết chính xác quốc hiệu, tiêu ngữ. Sau đó là tên gọi được viết in hoa của nội dung biểu mẫu, gắn liền với căn cứ thực hiện là nghị định của Chính phủ.
Tiếp theo ở mục mở đầu là mục đích lập quy chế. Mục đích cụ thể như thế nào sẽ tùy vào từng cơ sở trường học. Nhưng đa phần, mục đích hướng đến vẫn là xoay quanh các vấn đề giám sát chi tiêu, xây dựng tính kỷ luật và chủ động cho toàn thể công nhân viên trong trường. Đồng thời, biểu mẫu được lập với vai trò là cơ sở căn cứ để tiến hành thực hiện những khoản chi phí, đảm bảo an toàn cho những tài sản chung,...
- Phần nội dung của biểu mẫu: Với phần này, cá nhân thực hiện cần soạn thảo phân tách rõ ràng theo từng chương riêng biệt. Gắn liền với mỗi chương là những quy định cụ thể cho những cá nhân liên quan thực hiện trong nhà trường.
+ Trong đó, chương đầu tiên thể hiện những quy định chung (căn cứ, nguyên tắc, đối tượng thực hiện).
+ Chương 2 là những quy định chi tiết. Ở mục này sẽ phải trình bày những thông tinh liên quan đến cơ sở giáo dục, tổng số cá nhân liên quan đến việc thực thi quy chế và các yêu cầu như: Nguồn gốc của tài chính? Nội dung chi tiêu của các khoản chi tiêu? Những thông tin này cần được thể hiện một cách chi tiết nhất có thể để những cá nhân liên quan có thể nắm bắt chính xác.
+ Chương 3 là thông tin về tính hiệu lực và áp dụng của biểu mẫu.
- Phần kết thúc biểu mẫu quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường cũng chính là nội dung cuối trong biểu mẫu này. Cần thể hiện được thời gian, địa điểm cá nhân thực hiện biểu mẫu lập. Tiếp đến là phần xác nhận của người đứng đầu hoặc có quyền hạn cao nhất cơ sở giáo dục (chữ ký, đóng dấu).
2.2. Sử dụng trong doanh nghiệp
Khác với các cơ sở giáo dục trường học, biểu mẫu này khi được sử dụng và thông hành trong các doanh nghiệp sẽ bao hàm những nội dung phức tạp và quy mô hơn. Chính bởi vậy, việc thực hiện và lập biểu mẫu này cũng được yêu cầu cẩn trọng hơn.
Xem thêm: Bật mí bản mô tả công việc giám sát nhà hàng đầy đủ nhất
- Phần mở đầu của biểu mẫu là phần có nội dung trình bày tương tự như mẫu quy chế chi tiêu nội bộ được sử dụng trong nhà trường. Cá nhân lập cũng phải trình bày chính xác quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề của biểu mẫu, sau đó là tên gọi chính xác và đầy đủ của tổ chức doanh nghiệp, công ty.
- Phần nội dung chính của biểu mẫu sẽ thể hiện những quy chế, quy định trong 2 chương. Đó là những chương như sau:
+ Chương 1 bao gồm 2 điều khoản. Điều khoản thứ nhất là trình bày đối tượng cụ thể và phạm vi chính xác biểu mẫu này áp dụng. Trong phần này sẽ thể hiện những quy định về cách thức, nội dung cụ thể và khoản chi tiêu cụ thể gắn liền với những danh mục bổ sung trong doanh nghiệp. Đó cũng chính là căn cứ để cấp lãnh đạo ở doanh nghiệp, các bộ phận, nhân viên có đề xuất khi có nhu cầu lên cấp trên để được thông qua. Điều khoản thứ hai thể hiện yêu cầu và mục đích của biểu mẫu. Biểu mẫu này có công dụng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, chúng hỗ trợ quy trình giám sát, quản lý ngân sách và nguồn tài chính khắt khe, kỷ luật hơn, hạn chế những mục chi tiêu không cần thiết, tiết kiệm ngân sách, gia tăng lợi nhuận.
+ Chương 2 trình bày những nguyên tắc nội bộ trong quá trình chi tiêu của công ty. Bao gồm hai điều khoản, tiếp nối hai điều khoản trên, điều 3 sẽ thể hiện những nguyên tắc chi tiêu để các nhân viên trong công ty thực hiện. Còn điều 4 trình bày các danh mục chi tiêu cụ thể của cá nhân hay các bộ phận. Trên cơ sở nguyên tắc cụ thể tùy vào từng công ty thì sẽ thiết lập quy chế chi tiêu nội bộ cho công ty đó. Riêng nội dung này sẽ phải trình bày thật rõ ràng, cụ thể mới có thể đảm bảo việc làm thực thi đúng quy định.
- Phần cuối của biểu mầu này cũng tương tự như biểu mẫu sử dụng trong nhà trường. Các thông tin về địa điểm, thời gian, và phần xác nhận của lãnh đạo cao nhất để biểu mẫu mang tính hiệu lực và trang trọng.
Dù sử dụng mẫu quy chế chi tiêu nội bộ trong trường hợp nào đi chăng nữa, cá nhân thực hiện soạn thảo biểu mẫu cũng phải lưu ý về vấn đề trình bày. Biểu mẫu dù được áp dụng nội bộ, song phải có tính chuyên nghiệp, trang trọng, không tự ý chỉnh sửa, điều chỉnh, tẩy xóa, văn phong cần dễ hiểu, dễ đọc nhưng cũng không được sơ sài.
Xem thêm: Doanh nghiệp xã hội là gì? Chức năng của doanh nghiệp xã hội
3. Download mẫu quy chế chi tiêu nội bộ
Bạn có thể tham khảo mẫu quy chế chi tiêu nội bộ ở mạng internet với nhiều nguồn khác nhau. Song để đảm bảo quá trình tải nhanh chóng, cũng như đảm bảo tính chính xác ở phần nội dung, hình thức của biểu mẫu. viecday365.com gửi đến bạn đọc các biểu mẫu quy chế chi tiêu nội bộ tham khảo như sau:
02_Dai-ly-thue-Cong-Minh-Quy-Che-Tai-Chinh.doc
Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ được nhấn mạnh về công dụng và vai trò trong các tổ chức. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã được cung cấp thêm một số thông tin và kiến thức rõ ràng về biểu mẫu này.
1916 0