Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công - Quyền lao động cần biết
Theo dõi viecday365 tạiDù việc giao khoán chưa thực sự được quy định về một văn bản pháp luật cụ thể nhưng lại thực sự được áp dụng rộng rãi trong vấn đề lao động hiện nay. Vậy nên để nhằm giúp lao động hiểu rõ hơn về hình thức này cũng như cung cấp mẫu hợp đồng giao khoán nhân công 2020 cho chính bạn tham khảo thì viecday365.com sẽ chia sẻ chi tiết ngay dưới đây.
1. Bản chất của mẫu hợp đồng giao khoán nhân công
Để nhắc tới hợp đồng giao khoán thì đây là loại hợp đồng được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống nhưng lại chưa có văn bản chính thức nào quy định về loại hợp đồng này. Hợp đồng giao khoán có thể hiểu đơn giản chính là sự thỏa thuận của người giao khoán và người nhận giao khoán. Nhắm tới sự ký kết xác nhận cho khối lượng, nội dung công việc, thời gian, trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Tất nhiên rằng đối với bên thực hiện nhận khoán phải hoàn thành được theo yêu cầu bên giao khoán đề ra để tạo nên thành quả và nhận thù lao theo đúng thỏa thuận. Và các công việc theo dạng hợp đồng này chỉ mang tính chất thời vụ và thực sự không ổn định và chỉ phát sinh cụ thể khi cần thiết tại một thời gian nào đó.
Tuy nhiên, dạng hợp đồng này lại có vai trò rất quan trọng bởi không chỉ giúp lao động có việc làm đem lại thu nhập mà còn đem lại quyền lợi nhất định khi tham gia làm việc. Và dù là khoán việc nhưng hợp đồng này cùng được phân biệt cụ thể theo loại như sau:
+ Khoán trọn gói là loại hợp đồng bên khoán giao toàn bộ về các chi phí từ nguyên vật liệu, chi phí nhân công, dụng cụ lao động, công cụ,...toàn bộ liên quan đến công việc để tiến tới hoàn thành.
+ Giao khoán nhân công là loại hợp đồng bên nhận khoán cần có sự đảm bảo đầy đủ đáp ứng về công vụ, dụng cụ lao động phù hợp để nhân công có thể hoàn thành công việc. Bên khoán sẽ chi trả một khoản tiền công lao động gồm cả khấu hao công cụ, dụng cụ lao động.
Tuy nhiên, tại bài viết hôm nay viecday365.com sẽ chỉ chia sẻ về hợp đồng giao khoán nhân công chi tiết bởi đây là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất. Khi năm bắt được rõ ràng là bạn đang bảo vệ chính quyền lợi lao động của mình.
2. Hợp đồng giao khoán nhân công cùng những điều cần biết
2.1. Các loại hợp đồng giao khoán nhân công cụ thể
Về việc thực hiện giao khoán nhân công sẽ được phân loại chi tiết thành các loại cụ thể với các đặc điểm riêng biệt như sau:
* Doanh nghiệp đã ký hợp đồng giao khoán với người lao động: Hợp đồng này, bộ phận kế toán sẽ chịu trách nhiệm chính về việc giám sát, chấm công, tính lương, và tính thuế thu nhập cá nhân cho mỗi người lao động.
Chuẩn bị hồ sơ giao khoán đầy đủ gồm: Hợp đồng giao khoán nhân công, hồ sơ của lao động, bảng chấm công hàng ngày cùng bảng thanh toán tiền lương tương ứng, đăng ký MST cho từng lao động, tính thuế về thu nhập cá nhân theo mức 10% và không được giảm trừ.
* Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng giao khoán với một nhóm lao động: Thì nhóm lao động này sẽ có một người đại diện với sự ủy quyền của các thành viên thực hiện về các giao dịch đối với doanh nghiệp.
Người đại diện cho nhóm sẽ cần có trách nhiệm:
+ Theo dõi về lao động trong nhóm
+ Chấm công nhóm
+ Bảng thanh toán lương như thỏa thuận với cá nhân và được ký nhận đầy đủ
+ Nhận tiền lương theo bảng công và chia cho từng cá nhân
+ Gửi hồ sơ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tính chi phí cần thiết
+ Tính thuế thu nhập cá nhân sẽ được khấu trừ bởi kế toán
* Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng giao khoán với người đại diện: Trường hợp này người đại diện sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm lao động để phân công thực hiện công việc theo hợp đồng được khoán. Cá nhân này được hiểu như cá nhân kinh doanh với các trường hợp giao khoán xây dựng tại nhà. Thực hiện tính thuế thu nhập theo đúng yêu cầu được quy định.
2.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán
2.2.1. Nguyên tắc áp dụng
Cá nhân kinh doanh cần nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc tất cả các ngành trừ các trường hợp quy định rõ ràng. Đối với cá nhân mức doanh thu 100 triệu/ năm trở xuống sẽ không cần nộp thuế gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được xác định là cá nhân trong năm tính thuế đó. Hay với trường hợp về cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình và mức doanh thu cũng là dưới 100 triệu/ năm cũng không cần nộp về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được xác định bởi người đại diện duy nhất trong năm tính thuế đó.
2.2.2. Căn cứ tính thuế
* Mức quy định doanh thu tính thuế
Mức doanh thu chịu thuế là bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, thực hiện gia công, tiền nhận về hoa hồng hay cung ứng dịch vụ phát sinh các kỳ,...Doanh thu tính thuế theo mức được căn cứ theo mức được ghi trên hóa đơn ghi chép (hóa đơn của cơ quan thuế) về việc khoán. Còn trường hợp về cá nhân kinh doanh nhưng khó xác định được mức doanh thu tính thuế khoán thì cơ quan có quyền ấn định doanh thu theo quy định pháp luật và quản lý thuế.
* Tỷ lệ thuế
Tỷ lệ thuế được áp dụng cho doanh thu về giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân được cân đo tỷ suất theo các lĩnh vực ngành nghề cụ thể như sau:
+ Phân phối, cung ứng hàng hóa mức thuế GTGT là 1%, thuế TNCN là 0.5%.
+ Về việc xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu thì mức thuế GTGT sẽ là 5% còn thuế TNCN là 2%.
+ Khi sản xuất dịch vụ cùng việc vận tải có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu về nguyên liệu mức thuế GTGT sẽ là 3%, thuế TNCN là 1.5%.
+ Các hoạt động kinh doanh khác mức thuế GTGT là 2%, thuế TNCN là 1%.
Qua đó chúng ta có thể thấy được người đại diện khi có mức doanh thu từ kinh doanh trong một năm dưới 100 triệu sẽ không cần kê khai cho việc nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNCN). Chỉ cần nộp thuế khi mức doanh thu trên 100 triệu/ năm và đến chính cơ quan để đề nghị về việc cấp hóa đơn lẻ theo hợp đồng giao khoán theo lĩnh vực.
2.3. Vấn đề liên quan tới hợp đồng giao khoán
* Thứ nhất về bảo hiểm
Do đây chỉ là hợp đồng về giao khoán nhân công lao động theo sự thỏa thuận chứ không phải hợp đồng lao động bắt buộc vậy nên bạn không cần tham gia bảo hiểm theo quy định với sự bắt buộc.
* Thứ hai về thuế thu nhập cá nhân
Đúng theo căn cứ Thông tư 111/2024/TT-BTC thì các cá nhân giao kế của hợp đồng giao khoán cần có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nộp thuế cho cá nhân về tiền công, tiền lương. Còn về doanh nghiệp, công ty giao khoán cần thực hiện khấu trừ các khoản thu nhập cá nhân của người nhận khoán theo đúng nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định. Cũng như cần cung cấp đầy đủ về các giấy tờ, chứng từ khấu trừ thuế cá nhân còn về người nhận khoán ủy quyền nhận cho công ty, doanh nghiệp quyết toán thì cần cấp chứng từ khấu trừ.
Khi mà chi trả thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp phải khấu trừ 10% còn nếu doanh nghiệp thỏa thuận về trả tiền thuế cho người lao động thì sẽ không bị khấu trừ 10% đó. Có điều doanh nghiệp cần tính và kê khai nộp khoản thuế thay cho chính người lao động cho các cơ quan có thẩm quyền.
* Thứ 3 về thuế doanh nghiệp
Các khoản về chi phí hợp đồng giao khoán nhân công được tính vào chi phí khấu trừ doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện bàn giao đầy đủ về hồ sơ. Hồ sơ cho việc bàn giao gồm có hợp đồng ký kết giao khoán, biên bản thanh lý hợp đồng lao động cùng chứng minh thư, thẻ căn cước của người lao động photo công chứng, bản xác nhận công việc hoàn thành và bảng chấm công, bảng kê khai mua hàng hóa dịch vụ và giấy tờ liên quan cho việc chi tiền, giấy tờ về việc đã khấu trừ thuế hoặc nộp thuế thu nhập cá nhân hoàn tất.
3. Cách ghi chi tiết về hợp đồng lao động
3.1. Hướng dẫn cách viết
Bước xác định các trường hợp tất cả là sự chuẩn bị cho việc ghi chép, còn về cách ghi hợp đồng giao khoán mới được cho là vô cùng quan trọng về hiệu lực trước pháp luật. Vì vậy việc cần tìm hiểu cho quy trình ghi chính xác và đúng chuẩn là vô cùng cần thiết.
Trên cùng bên trái của mẫu hợp đồng sẽ luôn là mục cần ghi rõ về địa chỉ, tên đơn vị cũng như số căn cứ của hợp đồng thực hiện giao khoán nhân công. Thực hiện ghi đầy đủ về họ tên, chức vụ hiện tại của chính hai bên nhận khoán và tiến hành giao khoán.
* Phần 1 - Mục điều khoản chung
+ Phương thức giao khoán luôn cần rõ ràng để người nhận khoán có thể hiểu và nắm bắt chi tiết cho việc thực hiện giao khoán.
+ Điều kiện hợp đồng: Tại đây sẽ là nội dung cam kết của hai bên được thỏa thuận trước đó cần được ghi đầy đủ và chính xác để xác nhận và tiến tới ký kết.
+ Thời gian thực hiện: Đây là mốc mà hai bên thống nhất và ghi về ngày bắt đầu và ngày kết thúc để ghi vào hợp đồng đầy đủ theo ngày, tháng và năm.
+ Các điều khoản khác: Nếu có về các điều khoản cạnh đó cũng cần ghi rõ ràng tại hợp đồng để ký kết xác thực về cả hai bên đã biết.
* Phần 2 - Điều khoản cụ thể
Mục này là bao gồm tất cả các nội dung bao gồm công việc về khoán, quyền lợi cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện của hai bên giao khoán và nhận khoán. Ghi một cách chi tiết đầy đủ nhất từ điều kiện tham gia, thời gian hoàn thành công việc giao phó, yêu cầu chi tiết về sản phẩm hoàn thành, số tiền thanh toán đi kèm,...
3.2. Tải mẫu hợp đồng giao khoán nhân công 2024
+ Hợp đồng giao khoán nhân công 2024: mau-hop-dong-giao-khoan-nhan-cong2020-1.doc
+ Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công: mau-hop-dong-giao-khoan-nhan-cong2020-2.doc
+ Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công 2024: mau-hop-dong-giao-khoan-nhan-cong2020-3.docx
4. Lưu ý khi thực hiện hợp đồng giao khoán nhân công
Để thực hiện hoàn tất được hợp đồng giao khoán hoàn chỉnh và đúng theo quy định của pháp luật ban hành thì cũng có những điểm lưu ý khác biệt mà bạn cần nắm chắc.
+ Đầu tiên là về hợp đồng giao khoán cần thành lập thành 3 bản cùng việc lưu trữ tại mỗi bộ phận tương ứng. Một bản giao cho người nhận khoán, một bản giao tại bộ phận lập hợp đồng và bản cuối cùng sẽ giao cho chính bộ phận kế toán tiến hành lưu trữ.
+ Về mặt chữ ký xác nhận hợp đồng cần có đầy đủ các chữ ký của những người sau mới thực sự có hiệu lực. Đó là chữ ký của đại diện hai bên giao khoán và nhận giao khoán cùng đó là người thực hiện lập hợp đồng khoán việc và kế toán trưởng của chính bên giao khoán ký xác nhận.
+ Nội dung của hợp đồng cần nêu rõ và đầy đủ nhất về các thông tin liên quan tới họ tên, chức vụ của hai bên giao và nhận giao khoán để xác định về đối tượng rõ ràng.
+ Vì là việc thực hiện giao khoán nhân công vậy nên cần có sự ghi rõ ràng về điều khoản chung, điều khoản cụ thể cho việc thỏa thuận đã thực hiện liên quan tới giao khoán. Từ phương thức giao khoán nhân công, điều kiện giao khoán hợp đồng, thời gian thực hiện cụ thể cũng như nội dung thỏa thuận đi kèm quyền lợi, công việc, nghĩa vụ cần thực hiện ra sao. Để từ đó những người có trong hợp đồng giao khoán hiểu về trách nhiệm công việc cần thực hiện của mình để tiến hành làm việc.
+ Hợp đồng này cũng có thể chấm dứt trong các trường hợp về bất khả kháng liên quan tới các lỗi phát sinh từ hai bên và trước khi chấm dứt hợp đồng hai bên luôn cần tới việc thông báo trước. Để từ đó có thể thỏa thuận lại hoặc giải quyết các yếu tố trước khi chấm dứt. Còn về nếu thực hiện chấm dứt hợp đồng mà không có sự thông báo bên chấm dứt sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện bồi thường theo quy định.
Trên đây là tất cả thông tin mà viecday365.com đã chắt lọc về mẫu hợp đồng giao khoán nhân công 2024, hy vọng qua những thông tin bổ ích đó bạn sẽ biết cách về lập hợp đồng chính xác nhất. Nếu thông tin về hợp đồng này có ích dành cho bạn bè của bạn thì hãy cùng chia sẻ đến họ nhé.
12296 0