Hướng dẫn viết và trình bày mẫu Báo cáo thử việc. Tải về miễn phí
Theo dõi viecday365 tạiMẫu báo cáo thử việc luôn đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Mẫu báo cáo thử việc được sử dụng như thế nào? đối tượng sử dụng mẫu báo cáo là những ai? Cách viết mẫu báo cáo thử việc ra sao?... là vấn đề mà nhiều người đang cần tìm hiểu. Để giải đáp những vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết cụ thể mà viecday365.com chia sẻ.
1. Tìm hiểu về mẫu báo cáo thử việc
1.1. Mẫu báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc là một văn bản mà được những người thử việc tại các doanh nghiệp, cơ quan lập ra và trình lên người quản lý trực tiếp của mình hoặc gửi lên ban lãnh đạo của doanh nghiệp trong quá trình họ thử việc trong công ty theo thời gian quy định.
Trong các báo cáo thử việc, những người thử việc có trách nhiệm viết, báo cáo toàn bộ những công việc mà họ đã được quản lý giao cho một cách chi tiết. Đồng thời, họ sẽ phải ghi rõ những kỹ năng, kiến thức trong quá trình thử việc mà họ đã học hỏi được, họ đã được đào tạo và đạt được kết quả như thế nào. Ngoài ra thì người thử việc cần phải trình bày những nguyện vọng của bản thân đối với công việc, với doanh nghiệp đó.
1.2. Mục đích của mẫu báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc được yêu cầu thực hiện tại mỗi doanh nghiệp bước đầu hình thành thói quen báo cáo cho nhân viên mới. Đối với mỗi công việc đều cần phải báo cáo để thống kê lại các phần việc đã làm trong ngày thì các nhân viên thử việc ngay khi vào nhận việc đã được người quản lý trực tiếp hướng dẫn làm báo cáo thử biệc thông qua các mẫu báo cáo tùy vào yêu cầu của từng đơn vị đó. Chính vì vậy mà các bạn nhân viên thử việc tại các doanh nghiệp cần phải học cách báo cáo công việc hàng ngày trong quá trình thử việc.
Không chỉ vậy, báo cáo thử việc sẽ giúp cho nhân viên thử việc có thể thống kê lại trong một ngày làm việc của mình và sau khi kết thúc quá trình thử việc thì sẽ có một mẫu báo cáo chi tiết toàn bộ công việc cũng như những gì mà họ đã có được trong khoảng thời gian này. Như vậy, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình thử việc của nhân viên mới, biết được các nhân viên đó có những kiến thức và kỹ năng gì, chúng được vận dụng trong công việc ra sao?
Khi mẫu báo cáo thử việc được thực hiện một cách chỉn chu và bài bản thì cả người thử việc và người quản lý hướng dẫn cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình làm việc, khả năng làm việc của người đó như thế nào để dễ dàng đánh giá công việc, từ đó có định hướng để phân công công việc nếu nhân viên đó đạt yêu cầu và được nhận vào làm việc chính thức, còn đối với các nhân viên không đủ yêu cầu được thể hiện rõ trên bản báo cáo thử việc thì sẽ dễ dàng lựa chọn được vi tri thích hợp với năng lực của nhân viên đó.
Tìm việc làm hành chính - văn phòng
2. Hướng dẫn cách viết báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc sẽ được viết theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đã được quy định tại từng công ty. Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những mẫu báo cáo khác nhau, mẫu báo cáo được trình bày như thế nào còn tùy thuộc vào từng tính chất công việc của vị trí công việc cũng như tính chất của doanh nghiệp đó.
Vậy, để viết một mẫu báo cáo thì các bạn sẽ phải viết như thế nào? Những nội dung nào cần có trong mỗi mẫu báo cáo đó? Nội dung dưới đây sẽ giúp cho các bạn biết cách trình bày một mẫu báo cáo thử việc hoàn chỉnh.
2.1. Hướng dẫn trình bày nội dung trong mẫu báo cáo thử việc
2.1.1. Bố cục của mẫu báo cáo thử việc
Đối với mẫu báo cáo thử việc thì không yêu cầu nhất thiết phải có phần Quốc hiệu, Tiêu ngữ được đặt trong báo cáo. So với các báo cáo khác thì báo cáo thử việc sẽ có phần du di hơn về bố cục. Các bạn có thể trình bày báo cáo thử việc dưới hai hình thức đó là:
- Liệt kê nội dung theo trình tự từ trên xống dưới.
- Liệt kê nội dung trong bảng, tức là báo cáo dưới hình thức liệt kê theo bảng.
Tuy nhiên, dù là bạn báo cáo thử việc theo hình thức nào đi chăng nữa thì bạn vẫn phải đảm bảo trong báo cáo thử việc có các nội dụng chính như sau:
+) Họ và tên của người làm báo cáo thử việc (nhân viên thử việc).
+) Chức doanh, vị trí thử việc.
+) Tên của đơn vị, doanh nghiệp mà bạn đang thử việc.
+) Thời gian thử việc, trong đó bạn cần ghi rõ thời gian mà bạn bắt đầu thử việc và thời gian bạn kết thúc thử việc.
+) Đánh giá thử việc.
+) ...
Ngoài những nội dung được liệt kê trên đây thì còn nhiều nội dung khác được trình bày trong báo cáo thử việc, những nội dung này sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp đối với các ứng viên thử việc. Vì thế, các bạn cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu trong mẫu báo cáo thử việc một cách cụ thể khi vào thử việc tại một doanh nghiệp cụ thể.
2.1.2. Cách trình bày nội dung mẫu báo cáo thử việc chi tiết
Trên đây là phần bố cục cũng như những nội dung chính mà các bạn cần nêu rõ được trong mỗi mẫu báo cáo thử việc. Để hiểu rõ hơn về cách trình bày chi tiết cụ thể từng phần nội dung đó thì xin mời các bạn theo dõi những thông tin hướng dẫn chi tiết nội dung của mẫu báo cáo chi tiết dưới đây:
+) Đầu tiên, Quốc hiệu và Tiêu ngữ là phần không bắt buộc cần phải có trong mẫu báo cáo thử việc. Tuy nhiên nếu bạn là một người ưa chuộng sự chỉn chu và mọi thứ phải đầy đủ thì hãy trình bày phần này trong báo cáo thử việc của mình để tạo thêm ấn tượng cho các nhà quản lý về một hình thức báo cáo đẹp.
Phần này, các bạn viết theo quy định về trình bày văn bản, dòng Quốc hiệu sẽ được viết in hoa và bôi đậm, để cỡ chữ vừa phải ở mức 13pt. Phần tiêu ngữ thì các bạn chỉ cần viết chữ in thường và bôi đậm, có sử dụng dấu gạch ngang (-) ở giữa các cụm tử với cỡ chữ 14.
+) Phần tên Công ty/Đơn vị và Phòng ban thì sẽ được trình bày ở phía bên trên góc trái của báo cáo, các bạn cần phải đảm bảo ghi rõ ràng đối với tên của công ty đó, không viết tắt những từ không thông dụng mà khiến cho người đọc không hiểu là bạn đang viết gì.
+) Phần “Kính gửi” thì sẽ được ghi rõ ràng tên chức vụ, vị trí. Ví dụ như các bạn báo cáo cho đối tượng chung cho lãnh đạo công ty hay là vị trí cụ thể. Ví dụ như bạn có thể ghi chung chung nhưng vẫn đảm bảo được sự tôn trọng dối với công ty như: Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty/Ban quản lý công ty, Kĩnh gửi: Trưởng phòng ... (tên phòng ban).
+) Thông tin của người báo cáo: họ tên, số chứng minh nhân dân, nơi cấp chứng minh nhân dân, ngày sinh của người thử việc.
+) Phần Trình độ chuyên môn: các bạn cần ghi cụ thể trong mục này, bạn học đến cấp bậc nào thì ghi cấp bậc đó.
+) Phần Thời gian thử việc: Bạn cần phải ghi rõ về thời gian bạn bắt đầu với công việc (ngày, tháng, năm) và thời gian kết thúc công việc (ngày, tháng, năm). Có một điều mà bạn cần lưu ý, hiện nay trong Luật lao động đã quy định về khoảng thời gian thử việc dành cho các đối tượng người lao đông như sau: Với người lao động thử việc với công việc cần trình độ chuyên môn có trình độ từ Cao đẳng thì thời gian không quá hai tháng thử việc, với những người làm việc ở các chức danh khác thì thời gian thử việc là không quá một tháng thử việc.
+) Các thông tin về chức vụ, vị trí công việc, bộ phận làm việc, tên người hướng dẫn.
+) Đánh giá thử việc, phần này các bạn cần phải chia ra làm hai ý, một là đánh giá thử việc của người quản lý/hướng dẫn trực tiếp dành cho mình, hai là phần tự đánh giá.
+) Chữ ký của người hướng dẫn, các bạn cần phải xin ý kiến đánh giá của người hướng dẫn sau đó sẽ xin luôn chữ ký của họ cho bản Báo cáo thử việc của mình.
2.2. Cách trình bày hình thức của mẫu Báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc sẽ được trình bày rất rõ ràng những thông tin theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, những thông tin này được trình bày trên khổ giấy A4, được đánh máy thay vì viết tay để tăng tính chuyên nghiệp hơn cho bản báo cáo, đồng thời nhờ vậy mà những người duyệt báo cáo cũng sẽ dễ đọc được các thông tin báo cáo của người thử việc khi họ trình lên.
Hình thức của văn bản báo cáo thử việc cần phải được trình bày đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu, sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu và súc tích, không viết dài lan man dẫn tới khó hiểu, chỉ trình bày những nội dung thông tin được yêu cầu trong mẫu báo cáo.
Khi trình bày mẫu báo cáo thử việc, các bạn cần lựa chọn font chữ, cỡ chữ và kiểu chữ thống nhất xuyên suốt văn bản báo cáo của mình, chỉ sử dụng một màu chữ và một loại font chữ trong bản báo cáo.
3. Những lưu ý khi viết mẫu báo cáo thử việc
Mẫu báo cáo thử việc là một trong những mẫu báo cáo được nhiều người sử dụng trong thời gian thử việc và có rất nhiều mẫu đa dạng. Có nhiều cách để trình bày báo cáo, bạn có thể trình bày theo cách triển khai ý từ trên xuống dưới hoặc là trình bày theo bảng trong văn bản.
Mẫu báo cáo thử việc luôn phải đảm bảo ghi rõ các thông tin để làm rõ được khả năng của người thử việc trong thời gian thử việc.
Mẫu báo cáo cần được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát gây phản cảm và gây khó chịu cho người đọc.
Các bạn khi trình bày mẫu báo cáo thì cần phải thống kê đầy đủ những công việc, kiến thức và kỹ năng vận dụng và có được trong quá trình báo cáo.
>>> Tải về mẫu Báo cáo thử việc dưới đây:
bieu-mau-bao-cao-ket-qua-thu-viec.pdf
Biểu mẫu báo cáo kết quả thử việc.doc
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mẫu báo cáo thử việc, đồng thời các bạn có thể biết cách làm báo cáo thử việc một cách đầy đủ mà chuyên nghiệp, mang đến những cơ hội việc làm chính thức thực sự hấp dẫn. viecday365.com luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người, chúc các bạn luôn đạt được thành công trong cuộc sống.
4199 0