Kinh nghiệm mở cửa hàng cầm đồ không nên bỏ qua nếu bạn có ý tưởng
Theo dõi viecday365 tạiÝ tưởng kinh doanh tiệm cầm đồ đã có từ lâu và thực tế thì nó cũng đem lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Thế nhưng có phải ai cũng kinh doanh thành công với mô hình này? Những kinh nghiệm mở cửa hàng cầm đồ mà viecday365.com đưa ra sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn thuận lợi hơn, cùng xem nhé.
1. Nhu cầu mở cửa hàng cầm đồ hiện nay
Có thể thấy rõ hiện nay nhu cầu kinh doanh tiệm cầm đồ là rất lớn, bằng chứng là bạn có thể gặp các cửa hàng với biển hiệu “CẦM ĐỒ” ở bất cứ con phố nào. Ý tưởng này được thực hiện và trở nên phổ biến cũng là do nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của người dân ngày một tăng cao.
Trong khi các thủ tục vay vốn tại ngân hàng hay những tổ chức tín dụng khác khá phức tạp thì việc đem một món đồ có giá trị ra cửa hàng để cầm cố lấy tiền thì lại được thực hiện trong tích tắc.
Xuất phát từ tính chất nhanh - gọn - lẹ, hầu hết người dân khi có nhu cầu sử dụng vốn mà không có sẵn tiền mặt đều ưu tiên lựa chọn việc cầm cố tài sản có giá trị.
Đó cũng là lý do khiến cho các cửa hàng cầm đồ mọc lên như nấm trong những năm gần đây. Vậy có phải người kinh doanh nào cũng gặp thuận lợi hay thành công với mô hình kinh doanh này? Hẳn là trước khi làm họ cũng tích luỹ cho mình kha khá vốn liếng, cùng với kinh nghiệm hiệu quả. Vậy hãy xem những kinh nghiệm mở cửa hàng được dân chuyên kinh doanh loại hình này thực hiện là gì nhé.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng cầm đồ
Không phải cứ đam mê là bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này bởi kinh doanh tiệm cầm đồ đòi hỏi người thực hiện không những có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế.
2.1. Mở cửa hàng cầm đồ cần chuẩn bị đủ nguồn vốn
Bất cứ ý tưởng kinh doanh nào thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là vốn, theo đó dịch vụ cầm đồ cũng giống như những tổ chức kinh doanh tín dụng khác, cần sở hữu nguồn vốn lớn để duy trì hoạt động ổn định.
Một cửa hàng cầm đồ quy mô lớn sẽ phải đảm bảo nguồn vốn không dưới 200 triệu đồng. Còn với hình thức cầm cố đồ vật như điện thoại, máy tính hay xe máy thì cần khoảng 100 triệu tiền vốn là có thể hoạt động.
Nguồn vốn có ảnh hưởng cực kỳ lớn khi lựa chọn mô hình kinh doanh tiệm cầm đồ, chính vì thế nhà kinh doanh cần xác định rõ ràng, tránh để đọng vốn quá lâu sẽ không phát sinh lợi nhuận như mong muốn. Cụ thể, với những hợp đồng cầm cố quá thời hạn, cần thanh lý ngay để xoay vòng vốn.
Chưa kể, kinh doanh dịch vụ cầm đồ có nhiều rủi ro, vậy nên nhà kinh doanh cần có kỹ năng kiểm tra những món đồ mà khách cầm cố, định giá chuẩn xác để tránh những thiệt hại về sau này.
2.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Không giống như những mô hình kinh doanh online khác, với hình thức kinh doanh dịch vụ cầm đồ bạn nhất định phải có cửa hàng cụ thể. Đây vừa là nơi giúp bạn tạo ra nhiều giao dịch đồng thời cũng là sự đảm bảo cho khách hàng của mình.
Để mở cửa hàng cầm đồ, hãy lựa chọn một địa điểm kinh doanh phù hợp. Muốn biết nơi nào phù hợp bạn cần khảo sát thật kỹ những khu vực tiềm năng và trong quá trình đó không thể bỏ qua những yếu tố sau đây:
- Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng: Thường thì đối tượng thường xuyên có nhu cầu cầm cố là những người chơi cá độ, đánh cờ bạc, chơi lô đề hoặc đôi khi là những người lao động có thu nhập thấp,...
Khi mở cửa hàng cần chú ý tìm tới những khu vực có đông đảo người dân thuộc các đối tượng nêu trên. Tránh trường hợp mở cửa hàng ở những nơi trung tâm, mức sống người dân ổn định sẽ bất lợi cho hoạt động kinh doanh của bạn.
- Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng cầm đồ cần chú ý tới đối thủ cạnh tranh: Bạn cần tìm kiếm một nơi mà ở đó ít đối thủ cạnh tranh, nếu có thì hãy thăm dò xem tình hình hoạt động của họ như thế nào, tham khảo mức lãi suất mà họ đang áp dụng cho khách hàng,...
Nếu khu vực được xem là thuận lợi nhưng lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì tốt nhất bạn không thể gia nhập. Bởi vì khi hoạt động ở khu vực quá đông đối thủ cạnh tranh như vậy, nếu không đủ tiềm lực tài chính chắc chắn bạn sẽ là kẻ thua cuộc.
- Cửa hàng cầm đồ cần diện tích rộng: Bởi tính chất là nhận cầm cố các đồ vật của khách hàng, cho nên khi mở cửa hàng hãy chọn địa điểm có diện tích rộng lớn để có thể chứa được càng nhiều đồ càng tốt. Tuy nhiên bạn cũng phải đề phòng các rủi ro như hoả hoạn nếu không sẽ thiệt hại nặng nề đấy nhé.
2.3. Luôn cảnh giác trong việc xác minh tài sản cầm cố
Vì là hướng tới những đối tượng trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, cho nên trước khi giao dịch, chủ cửa hàng cầm đồ cần phải xác minh thật kỹ tính minh bạch của tài sản mà khách đem tới.
Trên thực tế có không ít trường hợp đồ cầm cố không chính chủ hoặc là đồ ăn cắp, thiếu giấy tờ hợp pháp,... nếu không kiểm tra và xác minh thật kỹ thì người chịu thiệt hại chính là nhà kinh doanh chứ không phải ai khác.
Rất nhiều chủ cửa hàng sau khi giao dịch mới phát hiện giấy tờ không phù hợp cho nên họ đành phải im lặng hoặc tự nộp cho công an nếu đó là trường hợp khả nghi để giữ lại uy tín cho cửa tiệm mình.
Vậy mới nói, chẳng phải có tiền là bạn có thể kinh doanh thành công, với mô hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ này thì bạn còn phải có kỹ năng quan sát, đánh giá và thẩm định sản phẩm được cầm cố. Ngoài ra còn phải nhận biết được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả để tránh thiệt hại cho mình.
2.4. Cần có kỹ năng thẩm định giá trị tài sản chính xác
Có khả năng thẩm định giá trị của tài sản chính là yếu tố quan trọng giúp nhà kinh doanh đảm bảo lợi ích cho mình. Mỗi sản phẩm, đồ vật được cầm cố sẽ có những cách định giá khác nhau, theo đó nhà kinh doanh cần nắm rõ chúng để không nhầm lẫn giá trị của bất cứ món đồ nào.
Việc định giá không chỉ thông qua giá trị thật của sản phẩm, nó còn là khả năng thanh khoản của sản phẩm trên thị trường hiện tại.
Có nhiều loại chi phí tác động lên giá thành sản phẩm và sẽ khác nhau nếu chúng là những món đồ khác nhau. Cụ thể những yếu tố đó là:
- Chi phí cố định: Đây là khoản chi phí không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng hoá hay những tác động bên ngoài.
- Chi phí biến đổi: Loại chi phí này sẽ thay đổi theo thời gian để phù hợp với tính chất, thời điểm hay xu hướng của xã hội hiện tại.
2.5. Chú ý tới lãi suất và chi phí phát sinh
Khi hình doanh dịch vụ cầm đồ, bạn cần chú ý tới lãi suất cầm cố và những chi phí phát sinh. Theo theo Điều 468 thì Lãi suất cho vay sẽ do các bên tự thoả thuận với nhau.
Tuy nhiên, dù là có thoả thuận thì mức lãi suất đó cũng không được vượt quá 20%/năm so với tổng giá trị vay. Đồng thời nếu khi thoả thuận lãi suất không rõ ràng thì pháp luật sẽ mặc định mức lãi suất này được xác định là 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
Nói chung, muốn hoạt động tốt ở mô hình kinh doanh này, bạn cần bám sát những quy định về lãi suất cũng như nắm rõ các chi phí phát sinh liên quan để thuận lợi cho hoạt động của mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý, hãy nghĩ tới việc sử dụng phần mềm hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng 365 nhé. Mong rằng những kinh nghiệm mở cửa hàng cầm đồ trên đây sẽ hữu ích với những ai quan tâm, chúc bạn sớm thành công với dự án của mình.
768 0