Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay – Bí quyết tài chính an toàn
Theo dõi viecday365 tại
Nền kinh tế càng phát triển thì khả năng tài chính của mỗi người càng được nâng cao. Chính vì thế mà người ra sẽ rất quan tâm đến việc làm sao để bảo đảm được sự an toàn cho tài chính cá nhân của mình hay tài chính cho doanh nghiệp mình. Bài toán này chỉ được giải khi mà tất cả các bạn có thể nắm được hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, phân biệt được những khái niệm bên trong đó.
1. Phân loại hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
Trải qua 4 thời kỳ phát triển kể từ thời điểm 1951 đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đi từng bước để hoàn thiện, mang đến những giá trị lợi ích cho người dân. Vậy ở phương diện của người sử dụng dịch vụ ngân hàng, để có thể đảm bảo được quyền lợi ích của mình thì bản thân mỗi người cần phải tự tích lũy những hiểu biết cần thiết nhất về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam mà điều đầu tiên chúng ta cần phải nắm được đó chính là những thành phần nào thuộc hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chia ra làm 2 mảng bao gồm: Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Thương mại. Bạn liệu đã biết về hai nhóm ngân hàng này chưa?
1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đây là ngân hàng trung ương thuộc Chính Phủ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đảm trách việc phát hành và quản lý tiền tệ, đồng thời tham gia vào các nhiệm vụ tham mưu cho Chính Phủ Việt Nam đối với tất cả các chính sách có liên quan đến tiền tệ điển hình như chính sách lãi suất ngân hàng, vấn đề phát hành tiền tệ ra thị trường, chính sách tỷ giá, soạn thảo dự thảo kinh doanh ngân hàng, quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ và các tổ chức tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, trong toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam có hơn 50 ngân hàng đang hoạt động thì có 9 ngân hàng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, của Chính Phủ Việt Nam.
Trong hệ thống ngân hàng Nhà nước, có hai loại bao gồm: Ngân hàng Cổ phần và Ngân hàng Chính sách. Những ngân hàng này đã mang đến những đóng góp không nhỏ cho đất nước.
Xem thêm: Hội sở ngân hàng là gì? Chi tiết những chia sẻ về hội sở ngân hàng
1.2. Ngân hàng Thương mại
Hoạt động song song với ngân hàng Nhà nước là ngân hàng Thương mại. Có nhiều người không tiếp xúc nhiều về hệ thống ngân hàng cho nên không phân biệt được hai nhóm ngân hàng này. Vậy, sau khi đã nắm bắt được ngân hàng Nhà nước là gì thì bạn cũng cần nắm bắt được thế nào là ngân hàng thương mại.
Đó là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ về tiền tệ, tài chính, huy động nguồn vốn, bảo lãnh, cho vay, chiết khấu,… Nói cách khác, ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện tất cả hoạt động của ngân hàng và hoạt động kinh doanh có liên quan để hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Do đó, nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại sẽ là nhận tiền gửi từ khách hàng và cho vay vốn.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay được phân chia theo nhiều cách:
Thứ nhất, nếu căn cứ trên phương diện hình thức sở hữu, ngân hàng Thương mại Việt Nam bao gồm 5 loại:
- Ngân hàng thương mại Quốc doanh: là ngân hàng được mở ra từ 100% vốn của ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: được thành lập bởi sự góp vốn từ nhiều cá nhân hoặc từ nhiều công ty theo hình thức cổ phần. Mỗi cá nhân hay công ty cùng góp vốn đó sẽ sở hữu một số lượng cổ phận giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng liên doanh: Đây là nhóm ngân hàng được thành lập với sự góp vốn giữa các ngân hàng với nhau, một bên là ngân hàng thương mại của Việt Nam và bên còn lại là ngân hàng Thương mại nước ngoài đang có trụ sở đặt tại Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Ngân hàng thương mại với 100% vốn nước ngoài
Với hình thức phân loại thứ hai, chúng ta sẽ dựa vào chiến lược kinh doanh. Hình thức này bao gồm: Ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng hỗ hợp. Trong đó, Ngân hàng bán buôn được định nghĩa ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính làm các giao dịch và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp lớn cùng với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính.. Còn đối với ngân hàng bán lẻ chính là loại ngân hàng thực hiện giao dịch, đồng thời cung cấp dịch vụ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân. Cuối cùng, với cách phân chia dựa vào chiến lược kinh doanh chúng ta còn có ngân hàng hỗn hợp. Ngân hàng hỗn hợp có nghĩa là ngân hàng vừa thực hiện nhiệm vụ bán buôn và bán lẻ, chuyên làm các giao dịch và cung cấp dịch vụ cho khách hàng là doanh nghiệp, là cá nhân.
Không dừng lại ở đó, ngân hàng thương mại còn được phân chia dựa vào tính chất hoạt động. Theo đó chúng ta có ngân hàng chuyên doanh, ngân hàng kinh doanh tổng hợp. Có thể không theo đuổi chuyên sâu ở lĩnh vực ngân hàng sẽ gây ra những trở ngại cho các bạn trong quá trình nhận biết và hiểu khái niệm. Vậy nên, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu qua một chút về những thuật ngữ vừa nêu. Ngân hàng chuyên doanh chính là loại ngân hàng chỉ chuyên hoạt động về một lĩnh vực nào đó chẳng hận như lĩnh vực xuất nhập khẩu, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực đầu tư. Còn ngân hàng liên doanh tổng hợp là loại ngân hàng có khả năng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, có thể làm hầu hết mọi nghiệp vụ của một ngân hàng được phép thực hiện đúng theo quy định của luật pháp.
Cả ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại đều có cùng một mục tiêu hướng tới thúc đẩy sự ổn định về tài chính cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vậy trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu những tác động như thế nào từ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?
2. Những tác động từ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như thế nào?
Ở trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập sâu rộng ra cả thị trường quốc tế thì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng từ đó tham gia tích cực vào công cuộc hội nhập quốc tế, đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Thị trường tài chính mở rộng tạo bước đệm quan trọng để ngân hàng có thể thuận lợi đón nhận nguồn vốn ngoại, vươn xa hơn nữa trong thị trường quốc tế.
Những cơ hội như vậy đã được Nhà nước tận dụng một cách tối đa cùng với những bước chuẩn bị chủ động trong vấn đề kiểm soát các thách thức có thể phải đương đầu, do đó hệ thống Ngân hàng Việt Nam luôn trong tầm kiểm soát với mức độ hoạt động an toàn, vững mạnh và hiệu quả, đưa dần vị thế của nước nhà lên cao hơn trong trường kinh tế quốc tế.
Khi xác định vai trò trong hệ thống kinh tế, Ngân hàng được xem là huyết mạnh của nền kinh tế, đóng vai trò làm trung gian tài chính đi liền với sự vận động của tất cả nền kinh tế, tất cả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải thế nhưng ngân hàng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy cho nền kinh tế phồn thịnh và phát triển hơn.
Mặc dù nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang đến nhiều lợi thế cho ngân hàng nhưng cũng không tránh khỏi tính chất hai mặt của quy luật tự nhiên. Ngân hàng cũng sẽ phải chịu những hạn chế của nền kinh tế thị trường. Đó là những hạn chế nào? Những người đứng đầu ngân hàng hay các nhà kinh tế có liên quan cần nhận thức rõ điều đó để có thể vạch ra những chiến lược tối ưu nhất đảm bảo mức độ hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất, thực trạng cạnh tranh về thị phần của ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này đến từ các chính sách mở cửa thị trường ngân hàng, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài giàu tiềm lực vốn, trình độ quản lý, công nghệ lấn sân sang thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam. Theo nhận định, các ngân hàng này có lợi thế vượt trội hơn các ngân hàng Việt Nam.
Khó khăn thứ hai đến từ chất lượng nguồn nhân lực. Bất cứ ngành nghề nào cũng có yếu tố cốt lõi là nguồn nhân lực. Nhân lực chính là nhân tố quyết định sự thành công của ngân hàng. Trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt thì đương nhiên mỗi doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân lực chất lượng với trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ ngân hàng tốt, có kiến thức am hiểu pháp luật cũng như được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng. Vẫn là chiếm lợi thế cao hơn về cả các chính sách, chế độ đãi ngộ cho nên các ngân hàng Việt Nam vẫn bị các ngân hàng nước ngoài “hớt tay trên”, nhiều nhân lực giỏi của ta đồ về ngân hàng nước ngoài làm khá nhiều.
Xem thêm: Việc làm ngân hàng tại Hà Nội
3. Một số ngân hàng Nhà nước đứng top đầu tạo dựng niềm tin lớn cho khách hàng
Hầu hết chúng ta đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng vì đó là giải pháp tài chính hữu hiệu nhất. Từ việc vay vốn hay gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ đảm bảo dành cho khách hàng chế độ chăm sóc tốt nhất. Nhưng trước làn sóng hội nhập mạnh mẽ, nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng mạnh tạo cơ sở để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thêm nhiều thành phần tư nhân tham gia. Để đảm bảo mức độ an toàn, có nhiều khách hàng đã tin tưởng chọn hệ thống ngân hàng nhà nước để sử dụng dịch vụ. Nếu đang có nhu cầu này, bạn có thể tham khảo một số ngân hàng Nhà nước dưới đây luôn đi đầu về chất lượng phục vụ.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam mà chúng ta vẫn thường gọi với cái tên quen thuộc – Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng thương được gọi ngắn gọn là Ngân hàng BIDV.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – VietinBank
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
Nếu có đủ năng lực, trình độ và sự may mắn được làm việc tại các Ngân hàng này thì chắc hẳn đó sẽ là một niềm vinh dự lớn cho những ai theo học khối chuyên ngành Ngân hàng. Có thể ở ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, những cô cậu học trò cấp 3 chưa biết được mình có thể thực hiện ước mơ theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này dưới những ngôi trường Đại học nào đúng không? Hãy đọc tiếp chia sẻ bên dưới, các chuyên gia về việc làm của viecday365.com sẽ mang đến cho bạn một vài sự lựa chọn tốt nhất về một số trường ngân hàng.
Xem thêm: Các công việc trong ngân hàng hiện nay, bạn đã biết chưa?
4. Học nghề ngân hàng ở đâu?
Trong một cuộc khảo sát nhỏ được thực hiện bởi các chuyên gia việc làm tại viecday365.com tại 2 địa bàn thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về chủ đề hướng nghiệp, đa số những bạn trẻ tham gia phỏng vấn đề cho rằng ngân hàng là một ngành tiềm năng và là niềm mơ ước chinh phục của các bạn. Tuy nhiên, dường như các bạn trẻ lại chưa nắm được nhiều về những ngôi trường có thể mang tới cơ hội được học tập, được đào tạo việc làm ngành ngân hàng uy tín, chất lượng. Nếu bạn là một trong số đó, hãy cùng viecday365.com tháo gỡ những băn khoăn này.
4.1. Những trường Đại học đào tạo chính về lĩnh vực ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa chỉ tập trung nhiều nhất các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành tài chính – ngân hàng, trong đó, có hai ngôi trường hàng đầu đảm đương nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cung cấp cho các ngân hàng đó là Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng Hà Nội.
Với chuyên môn đào tạo chính về lĩnh vực ngân hàng tài chính cho nên hai ngôi trường ở hai cơ sở Bắc – Nam này trở thành những trung tâm đi đầu về đào tạo ở lĩnh vực kinh tế, tài chính và ngân hàng. Đi ra từ chính những mái trường này chính là hàng ngàn cử nhân và thạc sĩ, tiến sĩ đã tham gia vào khắp các đơn vị sự nghiệp trên mọi miền tổ quốc để đóng góp sức lực, tri thức và sức cống hiến của mình cho nền kinh tế nước nhà.
Xem thêm: Việc làm Tài Chính
4.2. Những trường Đại học có chuyên ngành đào tạo lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Ngoài những ngôi trường chính chuyên đào tạo chính lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì còn rất nhiều trường mặc dù không đào tạo chính về ngân hàng nhưng vẫn sếp ngân hàng thành một ngành nghề đào tạo. Tại đây chúng ta có thể liệt kê ra một số ngôi trường tiêu biểu có đào tạo ngành ngân hàng như: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Sài Gòn,… ở khu vực phía Nam; Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học Thương mại,… ở khu vực Hà Nội.
Như vậy có thể thấy, cơ hội học tập để bước chân vào ngành ngân hàng của các bạn là rất lớn. Thông qua những tìm hiểu trên cùng với một vài gợi ý về “chiếc nôi” dành cho các bạn theo đuổi ngành ngân hàng, bạn hãy tự tin học tập và tự tin ứng tuyển gia nhập vào một trong số hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay để phát triển con đường sự nghiệp bền vững.
17471 0