Làm thế nào để mẫu CV thực tập sinh ngành Luật trở nên nổi bật?
Theo dõi viecday365 tạiLà một sinh viên ngành luật chưa tốt nghiệp, nhưng các sinh viên đa phần đều phải chuẩn bị cho một kỳ thực tập sắp cận kề. Bạn có thể đã “nhắm” trúng một tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong suốt quãng thời gian học tập của mình. Nhưng làm thế nào để có thể xin làm việc dưới vai trò thực tập sinh ngành luật ở những tổ chức này? Mẫu CV thực tập sinh ngành luật sẽ là cơ hội để bạn làm nổi bật khả năng tiềm ẩn của mình, gây ấn tượng ban đầu với những nhà tuyển dụng tiềm năng!
1. Xin làm thực tập sinh ngành luật có cần viết CV không?
Là một trong những cơ hội tuyệt vời ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để các sinh viên có thể tiếp cận được môi trường làm việc thực tế, học hỏi và tích lũy kiến thức. Thực tập là con đường ngắn nhất để bạn trưởng thành hơn trước khi ra trường và đi làm một công việc chính thức.
Mặc dù vậy, có khá nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường còn chưa nhận thực được, thậm chí chưa từng biết về sự hiện diện của mẫu CV xin việc. Một số khác cho rằng, trừ khi ứng tuyển vào một công việc chính thức mới cần đến mẫu CV, còn với vị trí thực tập sinh sẽ chưa cần đến. Nhưng ý kiến này thực tế khá sai lầm, bởi tại các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô hiện nay, đều yêu cầu ứng viên nộp CV xin việc cho toàn bộ vị trí tuyển dụng, kể cả khi đó là mẫu CV thực tập sinh.
Mặt khác, CV lại càng quan trọng hơn khi đó là một vị trí thực tập sinh ngành luật. Bởi luật là một chuyên ngành khó, chỉ có thông qua mẫu CV, nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá được những giá trị bên trong mà ứng viên đang sở hữu. Chẳng hạn như chuyên môn có phù hợp không, kỹ năng, phẩm chất,... phù hợp với yêu cầu chung của ngành luật hay vị trí đang ứng tuyển với vai trò là thực tập sinh hay không?
Khi nhắc đến ngành luật, người ta nghĩ đến những công việc điển hình như luật sư. Tuy nhiên, ứng viên có thể ứng tuyển ở vị trí thực tập sinh ở nhiều vai trò khác. Chẳng hạn như thư ký tòa án, thư ký văn phòng luật, phóng viên báo luật,....
2. Cần chuẩn bị gì trước khi viết mẫu CV thực tập sinh ngành luật?
Đa phần sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, do chưa có kinh nghiệm về công việc. Họ có thể chưa từng viết một mẫu CV xin việc cụ thể bao giờ. Đối với CV thực tập sinh ngành luật, ứng viên cần chuẩn bị những công đoạn sau đây:
2.1. Đánh giá năng lực bản thân và xem xét vị trí thực tập
Như đã nói, luật là một ngành đặc thù, và chắc chắn không phải ai ai cũng có thể tham gia làm việc hiệu quả môi trường luật. Chính bởi vậy, trước khi quyết định viết và nộp CV ứng tuyển, ứng viên nên có một quá trình đánh giá năng lực của chính bản thân minh và nghiên cứu vị trí, vai trò thực tập mà bạn muốn ứng tuyển.
Đánh giá những giá trị mà bạn đang sở hữu, xem chúng có thực sự phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra hay không. Nếu tỷ lệ đáp ứng chưa đến 50%, bạn nên cân nhắc lại việc viết và gửi CV thực tập sinh ngành luật, đó là một lời khuyên chân thành và thực tế. Ngoài ra, nghiên cứu thật kỹ vai trò thực tập sinh mà bạn đang ứng tuyển là gì? Với thực tập sinh với vai trò luật sư chắc chắn sẽ có những yêu cầu khác so với thực tập sinh với vai trò là phóng viên pháp luật, hay thư ký văn phòng luật,...
2.2. Lên dàn ý cho mẫu CV thực tập sinh ngành luật
Sau khi đã nhận thức được mức độ phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển. Ở công đoạn chuẩn bị tiếp theo, hãy xây dựng dàn ý cho mẫu CV thực tập sinh ngành luật. Mặc dù mẫu CV này cũng tuân thủ những nguyên tắc về bố cục, cách xây dựng,... của một mẫu CV thông thường. Tuy nhiên, với vị trí thực tập sinh ngành luật, CV nên có những giá trị khác biệt.
CV thực tập sinh ngành luật dù được trình bày như thế nào, cũng nên phục vụ một mục đích chung. Đó chính là làm nổi bật những ưu điểm và cá tính bên trong của ứng viên. Cho ứng viên cơ hội để khẳng định những giá trị của bản thân,... Bạn có thể liệt kê những gì mình đang sở hữu tương ứng với các nội dung được triển khai trong mẫu CV thực tập sinh ngành luật, để bắt đầu công cuộc viết chúng dễ dàng hơn.
Xem thêm: Việc làm Trợ lý Luật sư
3. Làm nổi bật các nội dung trong mẫu CV thực tập sinh ngành luật
Khi đã xong bước chuẩn bị, bây giờ hãy bắt tay vào việc xây dựng nội dung cho CV thực tập sinh ngành luật của bạn nhé!
3.1. Điền đầy đủ thông tin ứng viên và trình độ chuyên môn
Ngay từ đầu CV xin việc, ứng viên sẽ phải cung cấp các thông tin về bản thân và chuyên môn học tập. Đây là những nội dung cơ bản nhất, đồng thời cũng cần thiết nhất trong mọi mẫu CV. Thông qua thông tin của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phân biệt bạn với những đối thủ còn lại. Hãy chắc rằng tên họ đầy đủ và năm sinh của bạn có sẵn trong mẫu CV thực tập sinh ngành luật. Một số thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên hệ cho bạn khi cần, chẳng hạn như số di động cá nhân (thường dùng) và địa chỉ Email chính thức của bạn.
Tại mục trình độ chuyên môn, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn học chuyên ngành gì? Ở cơ sở giáo dục nào? Hiện tại bạn đang là sinh viên năm mấy? Đã tốt nghiệp hay đang đợi bằng tốt nghiệp,...? Bạn cũng có thể bao gồm những thông tin về các chứng chỉ mà bạn đang có. Chẳng hạn như tin học hay một loại ngôn ngữ nào đó.
3.2. Viết thật cẩn thận mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp - thoạt nghe thì có vẻ khá hàn lâm đối với những sinh viên chưa ra trường. Nhưng trong mẫu CV thực tập sinh ngành luật, nội dung này thực sự quan trọng. Để thật tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên nên viết mục tiêu thật cẩn thận, đặc biệt cần rõ ràng, tránh viết chung chung không có định hướng cụ thể. Thông qua mục tiêu, bạn cần lấy đó làm cơ hội để thể hiện được khao khát, mong muốn của bản thân, thái độ nghiêm túc, không ngừng học hỏi và có những cống hiến cho công ty. Với một thực tập sinh ngành luật nhỏ bé, những điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng thực sự “cảm động”.
Tham khảo: Việc làm Luật kinh tế
3.3. Lấy hoạt động ngoại khóa làm điểm nhấn cho phần kinh nghiệm
Mặc dù không quá quan trọng, nhưng bạn vẫn phải trình bày kinh nghiệm nghề nghiệp của mình thật ấn tượng, đó là những gì nhà tuyển dụng mong muốn. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao các ứng viên có bề dày hoạt động trong các trường lớp. Tất cả những hoạt động chứng minh bạn là một ứng viên nhiệt tình, sôi nổi, hoạt động nhóm tốt và có kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó cũng chính là những kỹ năng, phẩm chất là người hành nghề luật trong tương lai cần phải có.
Luật có thể là một chuyên ngành “khó” có một công việc làm thêm ngoài giờ liên quan nhất trong thời sinh viên của bạn. Tuy nhiên nếu bạn đã từng làm các vị trí như cộng tác viên viết bài về luật pháp, gia sư,... thì vẫn có thể bao gồm những công việc này trong kinh nghiệm làm việc của CV thực tập sinh ngành luật. Đối với nhà tuyển dụng, bất kể một công việc làm thêm nào của các sinh viên cũng xứng đáng nhận được một điểm cộng. Vì bạn biết đấy, đa phần sinh viên ngày nay, rất hiếm ai đánh đổi hoặc cân bằng tốt giữa việc học tập và làm việc.
Ngoài ra, trong CV thực tập sinh ngành luật, thông tin về giải thưởng có thể là một điểm nhấn giúp bạn sáng giá và đặc biệt hơn so với những ứng viên còn lại. Bạn đã từng nhận được những giải thưởng gì trong quá trình học tập? Đó có thể là một giải thưởng về thành tích học tập, nghiên cứu khoa học? Hay một giải thưởng trong công tác Đoàn hội? Hoặc một giải thưởng về một cuộc thi phong trào bất kỳ? Tất cả đều có thể tóm gọn trong mục thành tích của CV thực tập sinh ngành luật. Với một ứng viên xuất sắc như vậy, chẳng việc gì mà nhà tuyển dụng không dành cơ hội về suất thực tập sinh trong công ty cho bạn cả.
Tìm hiểu thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
3.4. Nằm lòng các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn
Kỹ năng là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đối với vị trí thực tập sinh ngành luật. Tại sao lại như vậy? Bởi khi kinh nghiệm của bạn còn khá non nớt, kỹ năng chính là yếu tố đánh giá được khả năng bạn ứng xử, vận hành và biến chuyển trong công việc ra sao. Với một vai trò trong ngành luật, lại càng đề cao về kỹ năng và phẩm chất của người hành nghề.
Nếu bạn có những kỹ năng này, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao: Kỹ năng biện minh, kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm,...
Không nên bao gồm quá nhiều kỹ năng vào CV thực tập sinh ngành luật. Về cơ bản, ứng viên có thể dựa vào yêu cầu từ nhà tuyển dụng để vận dụng những yêu cầu đó vào mục nội dung này. Nhưng hãy chắc chắn là bạn sở hữu kỹ năng đó nhé, vì bạn có thể được kiểm tra trong vòng phỏng vấn nếu được nhận.
Các chuyên viên HR tại các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn sẽ dành một khoảng thời gian khá lâu để sàng lọc hồ sơ của ứng viên. Do đó, viết CV thực tập sinh ngành luật một cách chỉn chu là cách ứng viên ghi điểm với chính những chuyên viên HR này.
Ngành luật như đã nói, đó là một ngành có quy mô rộng. Môi trường làm việc do đó cũng được phân loại thành rất nhiều vai trò đa dạng và phong phú, có thể kể đến: thực tập công chứng viên, thực tập tại tòa án, thực tập tại văn phòng luật,... Hãy đảm bảo trong mẫu CV thực tập sinh ngành luật làm nổi bật được năng lực cơ bản và những phẩm chất đáng quý mà bạn đang sở hữu.
Sau khi tạo xong mẫu CV thực tập sinh ngành luật, hãy cố gắng xem xét lại tất cả những gì bạn đã trình bày. Từ bản chất của nội dung, cho đến văn phong trình bày, cách chia nhỏ bố cục,... Nếu có thể, ứng viên nên tham khảo các mẫu thiết kế CV online khác nhau trên các website, chẳng hạn như website viecday365.com. Việc này giúp bạn tiết kiệm được một khoản thời gian thiết kế CV mà vẫn sở hữu được một mẫu CV thực tập sinh ngành luật chuyên nghiệp!
2304 0