Hướng dẫn tạo CV thực tập sinh kinh doanh hấp dẫn nhà tuyển dụng

Theo dõi viecday365 tại
Quỳnh Trang tác giả viecday365.com Tác giả: Quỳnh Trang

Chắc hẳn với những bạn trẻ đang chuẩn bị đi thực tập nhiều bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết cách để viết CV sao cho đúng và là một phần để được duyệt hồ sơ và đi thực tập tại công ty bạn muốn. Đặc biệt với những bạn chuẩn bị thực tập ở vị trí thực tập sinh kinh doanh điều bạn đang lo lắng nhất chính là cách viết CV thực tập sinh kinh doanh thế nào cho đúng. Để giải đáp nỗi lo trên của bạn thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải đáp về khái niệm CV thực tập sinh kinh doanh là gì?

CV là từ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae dịch ra nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Sơ yếu lý lịch, đây là một bản dùng để thể hiện khái quát cho nhà tuyển dụng thấy các kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh, điểm yếu, môi trường bạn học… để từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được một phần khả năng của bạn và xem xét xem công việc bạn ứng tuyển có phù hợp hay không? 

Giải đáp về khái niệm cv thực tập sinh kinh doanh
Giải đáp về khái niệm cv thực tập sinh kinh doanh

Bạn đang tìm kiếm cách viết CV thực tập sinh kinh doanh phải không? Bạn có biết CV này là gì và như thế nào không? Cv thực tập sinh kinh doanh về cơ bản không khác nhiều so với các bản CV xin việc khác nhưng để nhà tuyển dụng có thể thấy được sự phù hợp với vị trí ứng tuyển bạn cần nêu được khả năng giao tiếp, kinh nghiệm bán hàng, tư duy logic… Để hiểu rõ về bản CV này mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết ngay phía dưới.

2. Hướng dẫn cách viết CV  thực tập sinh kinh doanh chuẩn

Hiện nay bạn không khó để tìm kiếm những mẫu CV xin việc nhưng bởi có quá nhiều mẫu khiến bạn hoang mang không biết mẫu CV như thế nào mới là chuẩn. Để giải đáp những trăn trở của bạn, thì sau đây sẽ là cách để bạn tạo ra CV thực tập sinh chuẩn xác, bắt mắt và ấn tượng với các nhà tuyển dụng

2.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Đây là phần mở đầu của bản CV và cũng là một phần khá ngắn, nhưng không thể vì ngắn mà bạn lơ là điền qua loa. Ở phần này bạn cần ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ email để doanh nghiệp có thể gửi thư mời phỏng vấn tới và Link facebook cá nhân.

Ở phần này cũng bao gồm cả ảnh CV và cần lưu ý ảnh này nên được chụp sáng, đẹp, bởi dù thế nào vẻ bề ngoài cũng là một phần để đánh giá con người nên không được chủ quan. Một điều cần nhớ nữa khi ở phần này là phải ghi thật chính xác các thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn nhanh nhất.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

 Mục tiêu nghề nghiệp
 Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là một phần rất quan trọng để nhà tuyển dụng có thể chọn bạn hay là không? Vì thế dù là đi thực tập theo sự phân công, chỉ đạo của nhà trường với thời gian ngắn nhưng bạn cũng không được bỏ qua bất kỳ thông tin nào trong bản CV nhất là mục tiêu nghề nghiệp. Ở phần này vì còn là sinh viên thực tập nên chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc nên bạn không thể nêu quá xa vời thực tế như kiểu “ sẽ cố gắng trong 1 năm lên vị trí trưởng phòng”. Thay vào đó bạn có thể nêu mục tiêu như: 

- Trau dồi học hỏi được nhiều kỹ năng trong công việc

- Nghiêm túc làm các công việc được giao và hoàn thành tốt

- Phấn đấu hoàn thành thời gian thực tập và trở thành nhân viên chính thức của công ty

- Học hỏi thêm nhiều kiến thức mới của nghề và nỗ lực trong các công việc để cùng tập thể thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa…

2.3. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Tại phần này của bản CV bạn cần nêu rõ ràng, chính xác tên trường Đại học/Cao đẳng nơi bạn đang học tập, chuyên ngành bạn đang theo học tại trường và có thể nêu lên điểm trung bình tích lũy ở kỳ trước nếu trên 3.0 để làm đẹp CV trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Nếu đang ký thực tập đúng ngành thì nêu rõ ngành học của bạn ví dụ như: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kinh tế đầu tư…đây sẽ là một điểm cộng lớn để bản CV của bạn có thể được duyệt vượt qua hàng trăm bản CV khác.

Còn với những bạn thực tập không đúng ngành thì cũng đừng lo lắng bởi nếu cảm thấy bạn có khả năng cho công việc, niềm yêu thích nghề thì nhà tuyển dụng cũng sẽ cho bạn cơ hội để thử sức nếu bạn có thể ghi thêm điểm trung bình tích lũy để làm đẹp bản CV hơn và gia tăng cơ hội cho bản thân.

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Các bạn đang ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh thế nên các nhà tuyển dụng cũng sẽ không quá khắt khe ở mục này nhưng bạn cũng nên nêu lên một vài kinh nghiệm của bản thân qua thời gian vừa qua. Bạn không cần nêu quá dài dòng về kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau, bạn càng nêu như vậy họ càng nghĩ bạn hay nhảy việc và không gắn bó lâu dài được nên họ sẽ không chọn bạn đâu. Thay vì đó bạn nên nêu lên một vài công việc đã từng làm có liên quan tới kinh doanh như tư vấn bán hàng quần áo, cộng tác viên bán đồ ăn vặt, nhân viên thu ngân… Bạn cần nhớ chỉ nêu những công việc liên quan đến nghề kinh doanh và chỉ nêu những công việc bạn đã gắn bó hơn 6 tháng trở lên. Bạn có thể nêu như sau:

- Tư vấn bán hàng và thu ngân cho công ty

- Luôn đạt KPI được đề ra và giúp công ty tăng 1% doanh số mỗi tháng

- Luôn hoàn thành những công việc được giao và hỗ trợ các nhân viên khác cùng làm việc…

Còn với những bạn chưa bao giờ đi làm thêm thì cũng đừng quá lo lắng bởi tuy không có kin nghiệm nhưng bạn có thể nêu những kỹ năng có được khi học tại trường hay những buổi hoạt động nhóm tình nguyện nào đó, thông tin này sẽ giúp bạn lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn đó.

2.5. Kỹ năng có được

Kỹ năng có được
Kỹ năng có được

Với mục này bạn không cần nêu lên quá nhiều kỹ năng mà bạn có thể sao chép trên mạng, thay vào đó bạn cần nêu những kỹ năng mềm mình đã có và có thể đọc bản mô tả công việc của vị trí thực tập sinh kinh doanh nơi bạn tham gia ứng tuyển để tham khảo và nêu vào.

Thường với nhưng thực tập sinh ở vị trí kinh doanh các nhà tuyển dụng cần yêu cầu phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng xử lý tình huống,... Bên cạnh đó để làm tăng thêm khả năng được nhận vào vị trí này bạn cần phải nêu được các kỹ năng cứng như sử dụng tốt các phần mềm như Word, Excel, Power Point, các phần mềm hỗ trợ kinh doanh khác (nếu có thể) bởi điều này sẽ ấn tượng nhà tuyển dụng và bạn có thể được thực tập tại vị trí này ngay đấy.

2.6. Sở thích bản thân

Nghe mục này tưởng như là thừa thãi trong bản CV thực tập sinh nhưng bạn đã sai rồi. Bởi mục thông tin này sẽ gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng kinh doanh hơn đó. Ở mục này bạn đừng nêu sở thích kiểu xem phim, nghe nhạc, nhảy… mà thay vào đó bạn nên viết những sở thích có liên quan tới hoạt động kinh doanh ví dụ như: sở thích buôn bán, khám phá những điều mới mẻ, du lịch…Phần thông tin này sẽ cho thấy một phần tính cách của bạn có phù hợp với vị trí công việc không để nhà tuyển dụng chọn bạn.

2.7. Hoạt động đã tham gia

Với nhiều bạn thực tập sinh vì còn dở dang việc học nên có thể nhiều bạn không đăng kỹ đi làm thêm mà để tập trung học tập nên chưa có kinh nghiệm, việc viết thêm các hoạt động ngoại khóa đã làm được là một cách để bạn cho nhà tuyển dụng thấy sự phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển. Ở phần này bạn có thể nêu lên một vài hoạt động như tham gia các hoạt động tình nguyện của Đoàn, các câu lạc bộ trong nhà trường…

Xem thêm: Cách viết CV xin thực tập khách sạn chuẩn chỉnh nhất cho ứng viên

3. Những lưu ý cần nhớ khi viết CV thực tập sinh kinh doanh

Để làm đẹp CV của bản thân khi gửi tới tay các nhà tuyển dụng để tăng cơ hội thực tập cho mình bạn cần phải nhớ kỹ những nguyên tắc sau:

CV phải trình bày các nôi dung rõ ràng, đúng quy trình theo các nội dung nêu trên

Từ ngữ phải chuẩn và không được quá xa vời thực tế

CV chỉ nên nằm gọn trong 1 trang giấy A4

Sử dụng phông chữ, cỡ chữ theo tiêu chuẩn

Không nêu quá dài dòng, lan man

Vậy là bài viết trên đã giúp bạn có thể hình dung và làm được một bản CV thực tập sinh kinh doanh rồi phải không? Bạn còn thắc mắc gì về chủ đề này có thể để lại thông tin hoặc gửi tin nhắn để viecday365.com giải đáp giúp bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem397 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT