Hướng dẫn cách tính thời gian hoàn vốn chuẩn và chính xác
Theo dõi viecday365 tạiĐối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, việc tính thời gian hoàn vốn có một vai trò tương đối quan trọng trong việc tính toán cũng như nghiên cứu các chiến lược đầu tư cho tương lai. Thông qua đó, bản thân người làm chủ doanh nghiệp cũng dự đoán được các tình hình của công ty mình, đồng thời có được biện pháp để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vốn và doanh thu doanh nghiệp.
1. Ý nghĩa của việc tính thời gian hoàn vốn
Nhắc đến việc đánh giá các dự án có hiệu quả, tiềm năng và đem lại thời gian hoàn vốn nhanh nhất hay không thì ta phải thực hiện các phương pháp tính thời gian hoàn vốn. Lợi ích của các phương pháp này là gì? Đây là kiến thức mà các bạn nên biết vì các phương pháp tính thời gian hoàn vốn rất quan trọng đối với chiến lược sử dụng hiệu quả dòng vốn của các doanh nghiệp lẫn chủ đầu tư hiện nay.
Thứ nhất, việc áp dụng các biện pháp tính thời gian hoàn vốn sẽ giúp cho các chủ đầu tư hay các doanh nghiệp loại bỏ được các dự án bất khả thi và dồn hết thời gian vào các dự án khả thi, giàu tiềm năng, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc tính thời gian hoàn vốn làm cho giảm thiểu được các rủi ro trong tương lai đối với các dự án ngắn hạn.
Thứ ba, việc tính toán thời gian hoàn vốn giúp cho các doanh nghiệp nắm được thời gian thu hồi vốn đấu tư và sinh lãi cần mất bao lâu và liệu có đáng để đầu tư hay không.
Thứ tư, các biện pháp tính thời gian hoàn vốn sẽ mang đến cho doanh nghiệp sự lựa chọn dự án để đầu tư tốt nhất cho mình. Những dự án có khả năng thu hồi vốn chậm hơn thời gian thu hồi vốn theo tiêu chuẩn dự kiến sẽ được cho là những dự án kém tiềm năng và dễ thất bại. Nhờ tính toán thời gian hoàn vốn mà các dự án có thể tự loại trừ nhau và đem đến cho chủ đầu tư những sự lựa chọn dùng tiền của mình có hiệu quả nhất, đó là dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất và ít rủi ro nhất.
2. Các cách tính thời gian hoàn vốn phổ biến hiện nay
Khi tính toán thời gian hoàn vốn thì sẽ phát sinh 2 trường hợp như sau: thu nhập các năm bằng nhau và thu nhập các năm không bằng nhau. Do đó, để thuận tiện trong việc tính toán cũng như gia tăng sự chính xác thì ta sẽ quy ước rằng: số vốn đầu tư quy về thời điểm đầu năm phát sinh và thu nhập của dự án trong 1 năm quy về cuối năm phát sinh.
Theo đó, có 2 cách tính thời gian hoàn vốn phổ biến nhất hiện nay.
2.1. Cách tính thời gian hoàn vốn theo thu nhập qua các năm bằng nhau
Đây là trường hợp thứ nhất khi mà thu nhập của doanh nghiệp qua các năm bằng nhau, thì khi đó ta sẽ tính thời gian hoàn vốn theo công thức sau:
thời gian hoàn vốn = số vốn đầu tư ban đầu/thu nhập ròng trong vòng 1 năm
Trong đó, theo quy ước thì số vốn đầu tư được tính hợp vào đầu năm phát sinh và thu nhập trong 1 năm quy về cuối năm phát sinh.
Có 1 ví dụ đơn giản được đưa ra như sau: Một dự án được đầu tư với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng, dự kiến số năm thuộc vòng đời của dự án là 5 năm. Theo kế hoạch đề ra, thu nhập của dự án sẽ là 250 triệu/năm. Như vậy, theo công thức trên thì thời gian hoàn vốn sẽ là 4 năm. Con số này nhỏ hơn 5 năm nên dự án này được đánh giá là có hiệu quả và khả thi.
Có thể nói nếu như dự án được các chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư mà có thu nhập qua các năm tương đương nhau, không có phát sinh nhiều thì sẽ rất là đơn giản khi tính thời gian hoàn vốn. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng có thể sử dụng các phương án tính thời gian hoàn vốn khác vì phương án này chỉ áp dụng cho ngắn hạn.
Xem thêm: Tìm kiếm việc làm Startup
2.2. Cách tính thời gian hoàn vốn theo thu nhập qua các năm không bằng nhau
Ngược lại với trường hợp ở phía trên thì thời gian hoàn vốn được tính khi mà thu nhập hằng năm không bằng nhau thì sẽ phức tạp hơn. Người thực hiện tính toán phải trải qua 2 bước cụ thể dưới đây:
- Bước 1: Xác định số vốn còn lại cần phải thu hồi cuối năm
- Bước 2: Đưa ra đánh giá về số vốn thu hồi với thu nhập của năm tiếp theo
Đối với bước 1, người tính toán thời gian hoàn vốn có thể dựa vào công thức sau để xác định được số vốn cần phải thu hồi trong năm là:
Vốn đầu tư cần thu hồi năm t = Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước đó liền kề (t-1) - Dòng tiền thuần của năm t
Đối với bước 2, nếu mà số vồn cần thu hồi mà nhỏ hơn thu nhập của năm tiếp theo liền kề thì ta cần phải áp dụng công thức sau để tính số tháng cần thu hồi vốn còn lại:
Số tháng thu hồi vốn = số vốn đầu tư chưa được thu hồi năm (t-1)/[dòng tiền thuần của năm t/12]
Tuy nhiên, thực tế phương pháp tính thời gian hoàn vốn không thể mang lại kết quả chính xác 100% trong tương lai mà chỉ là mang tính dự đoán nhiều hơn, không thể lường trước được các phát sinh xảy ra ảnh hưởng đến thời gian hoàn vốn. Vì vậy, các bạn có thể áp dụng các phương pháp khác cũng phổ biến không kém như tính tỷ suất hoàn vốn trong nội bộ hoặc phương pháp giá trị hiện tại ròng của dòng vốn.
2.3. Cách tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu mới nhất
Nếu bạn đang cảm thấu 2 phương án tính thời gian hoàn vốn dựa theo mức thu nhập bằng nhau qua các năm và không bằng nhau qua các năm chưa đem lại hiệu quả tối ưu cũng như chưa thật sự phù hợp với tình trạng của dự án hiện tại thì các bạn có thể hoàn toàn tham khảo thêm cách tính thời gian hoàn vốn có chiết khẩu ở bài viết này nhé. Đây được coi là một biện pháp tính thời gian hoàn vốn khá đặc biệt và không được áp dụng tách riêng nhiều mà thường được tính kèm theo 2 phương pháp ở phía trên. Tuy nhiên, phương pháp tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu này lại đánh giá được khả năng thành công và hiệu quả của các dự án cao hơn và chính xác hơn.
Khi sử dụng phương pháp tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu thì dòng tiền cần được chiết khấu theo từng kì sẽ được tính theo công thức sau:
Dòng tiền chiết khấu = dòng tiền ròng/(1+i)^n
Trong đó:
- i là tỉ lệ chiết khấu
- n là khoảng thời gian chiết khấu của dòng tiền
Sau khi tính được dòng tiền đã chiết khấu được thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng 2 công thức ở phía trên để tính thời gian hoàn vốn đơn giản. Đó là công thức tính thời gian hoàn vốn theo thu nhập hằng năm bằng nhau và thu nhập hằng năm không bằng nhau.
Ví dụ: một công ty B đang có dự án đầu tư với số tiền ban đầu là 3000USD. Dự kiến sẽ trả lại 1000USD cho mỗi kì trong giai đoạn 5 năm liên tiếp với tỉ lệ chiết khấu là 4%.
Theo cách tính thời gian hoàn vốn như trên thì ta có thể thấy dự án sẽ có số dư tiền ròng vào giai đoạn năm thứ 4 với số tiền đó là 3.000USD - (961,54 USD + 924,56 USD + 889,00 USD) = 224,90 USD. Do đó, đây được đánh giá là một dự có tiềm năng và đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đối với những dự án khả thi thế này, chủ đầu tư có thể đầu tư thêm để nhận được nhiều chiết khấu qua các năm hơn.
Xem thêm: Việc làm tài chính
3. Ưu điểm và nhược điểm của việc đánh giá dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn
Bất kỳ một công thức nào hay phương pháp nào cũng đều có những mặt ưu và mặt nhược, trong đó có việc tính thời gian hoàn vốn để đánh giá hiệu quả của các dự án. Cụ thể như sau:
3.1. Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên và cũng là lớn nhất của phương pháp tính thời gian hoàn vốn cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đó là tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ tính toán. Có nhiều biện pháp yêu cầu đến các máy móc hiện đại, kĩ thuật công nghệ cao, nhưng việc tính thời gian hoàn vốn hoàn toàn không cần đến, do đó nó được sử dụng rất phổ biến. Thật vậy, thời gian hoàn vốn được biết đến như một công cụ giúp sàng lọc bớt các dự án bất khả thi từ trước khi nó được khởi công xây dựng. Bởi đặc điểm lớn nhất của phương pháp này là quan tâm, chú trọng đến những rủi ro tương lai trong thời gian ngắn hạn.
Ưu điểm thứ hai là phương pháp tính thời gian hoàn vốn rất phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mà phần lớn tới 90% các doanh nghiệp tại Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp nói chung và chủ đầu tư nói riêng trong việc thu hồi, quay vòng vốn nhanh và hiệu quả.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm lớn của việc tính thời gian hoàn vốn để đánh giá hiệu quả dự án thì phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
Việc tính thời gian hoàn vốn không thể xem xét đến giá trị của đồng tiền trong tương lai, cụ thể là khi tỷ giá có sự thay đổi và lạm phát gia tăng, làm mất giá trị của đồng tiền. Ví dụ, việc tính thời gian hoàn vốn không quan tâm đến giá trị của 50 triệu tại thời điểm hiện tại và 50 triệu tại thời điểm 3 năm sau đó.
Việc tính thời gian hoàn vốn chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn chứ không đánh giá dựa trên tổng thể dài hạn. Do đó, việc tính thời gian hoàn vốn chỉ đánh giá được hiệu quả hoàn vốn dự án trong ngắn hạn.
Thời gian hoàn vốn chính là thời điểm mà dự án hay công trình được đầu tư đạt đến điểm hòa vốn, sau đó là quá trình sinh lời. Do đó, nếu bạn đang mong muốn khởi tạo và tiếp cận việc kinh doanh hay muốn đầu tư một dự án nào đó thì bạn cần phải hiểu rõ về cách tính thời gian hoàn vốn.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần thiết về cách tính thời gian hoàn vốn mà các doanh nhân hay chủ đầu tư cần phải nắm được. Chúc cho những dự án đầu tư của bạn dành nhiều phần lãi cũng như thành công vang dội. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn dành cho bài viết này.
11883 0