Thông tin các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp

Theo dõi viecday365 tại
Trương Thanh Thanh tác giả viecday365.com Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 11-05-2024

Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp là gì? Những loại bảo hiểm nào một doanh nghiệp cần phải có? Hiện nay để có thể giữ chân được những người lao động và nâng cao chất lượng về năng suất, hiệu quả làm việc thì các doanh nghiệp thường có chính sách hỗ trợ người lao động bằng cách đóng cho họ một số loại bảo hiểm. Đặc biệt có một số loại bảo hiểm đã được nhà nước quy định bắt buộc phải đóng để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên Các loại bảo hiểm bắt buộc của trong doanh nghiệp là gì? Và các doanh nghiệp sẽ phải đóng những khoản bắt buộc nào cho người lao động theo pháp luật? 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bảo hiểm bắt buộc 

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu về “Bảo hiểm bắt buộc là như thế nào?” Trong thực tế, có rất nhiều các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp dành cho người lao động, có những loại bảo hiểm là tự nguyện doanh nghiệp cung cấp cho người động và phần còn lại đó là các bảo hiểm bắt buộc do các pháp luật yêu cầu. 

các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp
Bảo hiểm bắt buộc 

Bảo hiểm bắt buộc là những loại bảo hiểm do pháp luật quy định trong điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức hoặc cá nhân tham gia và các doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh phải đóng. Tuy nhiên không phải tất cả các loại bảo hiểm đều là bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc ở đây chỉ được áp dụng cho các bảo hiểm với mục đích bảo vệ lợi ích của cộng đồng và nâng cao an toàn xã hội. 

Một số loại bảo hiểm được quy định gồm có như

Mỗi loại bảo hiểm sẽ có một công dụng bảo vệ khác nhau, tuy nhiên các bảo hiểm bắt buộc này đều bảo tuân theo quy tắc đó là bảo vệ an toàn cho một tập thể và cho cộng đồng. Để có thể hiểu về về đối tượng được hưởng bảo hiểm, mức bảo hiểm và thời gian… thì ngay mục dưới đây, viecday365.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất có liên quan. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty hay nhân viên bảo hiểm để có thể lắng nghe tư vấn hoặc hiểu rõ hơn về loại hình này.

2.1. Bảo hiểm y tế 

bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế 

Bảo hiểm y tế là bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các kinh phí về y tế khi người lao động đau ốm, phải nằm viện và có yêu cầu về việc đi khám sức khỏe dựa trên các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Đây là loại bảo hiểm được khuyến khích nên mua để có thể được hưởng những quyền lợi đặc biệt để bảo vệ bạn. 

Doanh nghiệp phải thực hiện mua Bảo hiểm y tế cho những đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp, gồm có: 

Mức phí bảo hiểm y tế và khoản mà doanh nghiệp sẽ hỗ trợ người lao động là 3% và người lao động sẽ phải đóng thêm 1.5%. Đối với các lao động là công dân người nước ngoài cũng sẽ phải đóng mức 1.5% theo quy định của pháp luật. 

Đồng thời, mức bảo hiểm y tế sẽ được tính theo công thức đó là: 

Đối với lao động và người sử dụng lao động công thức là

Mức đóng BHYT = 4,5% Nhân [tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHYT, BHXH, BHTN hàng tháng]

Đối với đối tượng được hưởng lương hưu thì công thức là

Mức đóng BHYT = 4,5% nhân [tiền lương hưu]

Đối với đối tượng được trợ cấp thất nghiệp thì công thức là

Mức đóng BHYT = 4,5% nhân [tiền trợ cấp thất nghiệp được hưởng hàng tháng]

2.2. Bảo hiểm xã hội 

Đồng hành với bảo hiểm y tế thì bảo hiểm xã hội cũng là một bảo hiểm mà các doanh nghiệp buộc phải mua và hỗ trợ người lao động. Bảo hiểm xã hội gồm có các quỹ thành phần như Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ hưu trí và tử tuất. 

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội 

Các đối tượng được hưởng quyền lợi và bắt buộc phải tham gia bao gồm: 

Mức hỗ trợ mà doanh nghiệp phải đóng gồm có: 

Đối với Quỹ ốm đau và thai sản thì doanh nghiệp sẽ phải đóng mức 3%, người lao động và người lao động là công dân nước ngoài sẽ được miễn khoản phí này. 

Đối với Quỹ hưu trí và tử tuất thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ 14% thêm vào đó người lao động và người lao động là ng dân nước ngoài sẽ phải đóng thêm 8%. 

Công thức tính bảo hiểm xã hội đó là: 

Mức đóng BHXH = [Tỷ lệ đóng] nhân [Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội]

2.3. Bảo hiểm tai nạn lao động 

Bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động 

Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ có tác dụng khi người lao động gặp rủi ro như bị thương hoặc tử vong trong quá trình lao động. Đây là loại bảo hiểm mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng phải đóng theo quy định của pháp luật. Tại mục bảo hiểm này sẽ bao gồm quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ dành cho các đối tượng lao động như: 

Mức bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó là doanh nghiệp sẽ thực hiện đóng mức 0.5% và người lao động sẽ không cần phải thực hiện khoản mục này. 

Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin cần lưu ý về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

2.4. Bảo hiểm thất nghiệp 

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp 

Loại bảo hiểm này dành cho đối tượng đã được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2024/QH13 có hiệu lực vào ngày 16/11/2024. Các đối tượng được áp dụng gồm: 

Mức phí bảo hiểm thất nghiệp phải đóng 

Đối với chủ thể có nghĩa vụ phải đóng là doanh nghiệp sẽ phải hỗ trợ mức 1% bằng với mức chủ thể tham gia đóng bảo hiểm là người lao động. 

2.5. Bảo hiểm cháy nổ 

Đặc biệt với các doanh nghiệp thực hiện sản xuất về gỗ, hàng hóa… thì loại hình bảo hiểm cháy nổ không còn quá xa lạ và đây cũng thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc. Đối với các chủ thể phải mua bảo hiểm cháy nổ gồm có 

Bảo hiểm cháy nổ sẽ có thời gian sử dụng và phải đóng trong vòng 1 năm. Với mức phí dựa trên thời hạn của bảo hiểm. Công thức để tính phí bảo hiểm cháy nổ đó là: 

Phí bảo hiểm cháy nổ = [Tỷ lệ phí bảo hiểm] nhân [Số tiền bảo hiểm]

Lưu ý: Số tiền bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT 10% 

Đây là các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam người lao động cần phải nắm bắt được để tự bảo vệ cho chính mình và cho cộng đồng xung quanh. 

Xem thêm: Quy định chi tiết về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên

3.1. Thời điểm doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động 

Thời điểm doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động
Thời điểm doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động 

Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn việc đóng bảo hiểm theo các cách như đóng trong 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. 

Trong trường hợp doanh nghiệp nộp chậm hoặc nộp không đủ số người so với số lượng hợp đồng lao động, các cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp sẽ bị hưởng mức phạt là 12% đến 15% so với tổng số tiền chính xác phải đóng tính từ thời điểm lập biên bản. Tuy nhiên mức phạt sẽ được giới hạn ở mức 75 triệu đồng. 

3.2. Hồ sơ cần chuẩn bị để tham gia đóng bảo hiểm 

Để có thể thực hiện việc kê khai và đóng bảo hiểm cho người lao động thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau: 

Sau khi đã hoàn thành các mẫu giấy thì doanh nghiệp cần phải nộp ngay cho cơ quan BHXH quận hoặc huyện, tại các cơ quan có thẩm quyền tại nơi đặt trụ sở. 

Trong trường hợp có sự thay đổi thông tin bảo hiểm do các trường hợp tăng hoặc giảm lao động, doanh nghiệp đã đổi tên, địa điểm đăng ký kinh doanh có sự di chuyển… thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai giấy thờ để có thể thay đổi các thông tin về việc đóng bảo hiểm.. Việc điều chỉnh thông tin kịp thời sẽ giúp cho việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho chính doanh nghiệp. 

3.3. Khi lao động thực hiện làm việc ở nhiều nơi 

Khi lao động thực hiện làm việc ở nhiều nơi
Khi lao động thực hiện làm việc ở nhiều nơi 

Trong trường hợp doanh nghiệp có lao động làm việc ở nhiều nơi thì trách nhiệm việc đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ được thực hiện như sau: 

Đối với các Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội 

Việc thực hiện trách nhiệm sẽ được ủy thác cho doanh nghiệp là người sử dụng lao động đầu tiên. 

Đối với bảo hiểm y tế 

Việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm y tế sẽ được ủy thác cho doanh nghiệp là người sử dụng lao động trả lương cao nhất. 

Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc nhóm những người sử dụng lao động sau cùng thì sẽ phải thực hiện trách nhiệm chi trả các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc. 

Xem thêm: Việc làm bảo hiểm

3.4. Một vài mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm 

Một vài mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm
Một vài mức phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm 

Theo quy định của pháp luật thì trong trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động, nếu như vi phạm các điều sau, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Các mục vi phạm được quy định như sau: 

Đối với vi phạm hành chính 

Đối với vi phạm hình sự 

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp” mà bạn cần phải lưu ý. Mong rằng viecday365.com đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin quan trọng để bạn có thể nắm bắt được những thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính mình. Hơn thế nữa, bài viết cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu cặn kẽ hơn về các loại bảo hiểm bắt buộc để không bị vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến công ty và cả người lao động.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1331 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT