Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân, bạn đã sẵn sàng để thăng tiến chưa?

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 19-04-2024

Trong công việc của bạn, chắc hẳn đôi lần bạn phải tự viết bản tự nhận xét đánh giá của cá nhân cho mình. Thế nhưng bạn có biết cần phải làm thế nào để có được bản tự nhận xét đánh giá cá nhân 2020 chuẩn nhất chưa. Nếu như bạn cũng đang có hứng thú với điều này, nếu như bạn là một người cầu toàn muốn có sự thăng tiến hơn trong công việc thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu hơn về mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Để cho bản tự đánh giá nhận xét năng lực cá nhân của bạn thêm sinh động, thêm thuyết phục thì việc đầu tiên của bạn không phải đi tìm hiểu xem cách viết như thế nào hay cách trình bay ra sao. Cái đầu tiên mà bạn cần phải hiểu đó chính là mẫu tự nhận xét cá nhân là gì đã. Khi hiểu được cái cơ bản thì bạn sẽ biết mình cần phải làm gì sau đó.

Hiểu hơn về mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân
Hiểu hơn về mẫu bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Bảng tự nhận xét đánh giá cá nhân được hiểu chính là việc mà bạn thông qua bảng tự đánh giá đó mà có thể đánh giá năng lực, đánh giá được chính bản thân của bạn ra sao.

Có thể nói đối với mẫu tự nhận xét cá nhân rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và trong doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng mẫu này đối với mỗi cá nhân. Để sau khi họ hoàn thành xong công việc thì sẽ tự đánh giá mình. Đây cũng có thể coi là một hình thức để kiểm tra độ trung thực của nhân viên công ty.

Vậy thì bạn có biết mục đích của mẫu cá nhân đó là gì hay không? Đối với những loại văn bản như thế này hay những văn bản tương tự thì sẽ được thực hiện vào những đợt cuối năm đối với các công ty, doanh nghiệp trước thời điểm khi mà doanh nghiệp có những quyết định khen thưởng cho cá nhân nào đó. Có nhiều doanh nghiệp sẽ họp bàn với nhau đối với những quyết định này. Thế nhưng cũng sẽ có những doanh nghiệp cho các cá nhân tự đánh giá năng lực của mình sau đó sẽ đưa ra những nhận xét, những khó khăn trong công việc mà họ gặp phải. Để có thể cùng nhau giải quyết công việc đó.

Như vậy với thông tin khá ngắn ngọn trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn về mẫu tự nhận xét đánh giá cá nhân rồi đúng không nào? Thế nếu như trong trường hợp mà nhà tuyển dụng yêu cầu bạn tự nhận xét cá nhân mình trước khi làm việc thì bạn cần phải viết như thế nào mới hiệu quả. Để cơ hội thăng tiến của bạn tốt hơn thì hãy cùng tìm hiểu cách viết dưới đây nhé!

2. cách viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân khi đi xin việc

Nếu như với các mẫu bản tự nhận xét đánh giá xếp loại cá nhân mà bạn thực hiện vào cuối năm, nó chỉ mang tính chất xét thưởng, khen thưởng hay kỷ luật. Hoặc cũng có thể là đề xuất những khó khăn. Chính vì thế mà nó không mang tính chất tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu như bạn chưa biết cách viết thế nào thì đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây nhé!

2.1. Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu

Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu
Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu

Tạo ấn tượng tốt với nha tuyển dụng ngay từ đầu rất quan trọng. Ấn tượng đầu tiên sẽ không thể nào thay thế được, nếu như có ấn tượng tốt thì họ sẽ để ý tới bạn. Thế nhưng nếu như bạn tạo ấn tượng xấu thì đương nhiên việc trượt phỏng vấn là điều không thể tránh khỏi được.

Vậy làm sao để gây dựng được ấn tượng tốt nhất, hãy thể hiện trên ngay bản đánh giá cá nhân của bạn. Các đề mục ngắn gọn, xúc tích và dễ nhìn. Đặc biệt cần phải làm nổi bật ngay từ đầu với khả năng và kinh nghiệm của bạn.

Việc làm nhân sự

2.2. Thể hiện trình độ năng lực phù hợp với tờ nhận xét

Nếu như bạn muốn ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau cùng một lúc thì bạn không nên gửi bản tự đánh giá nhận xét đó của mình cho nhiều công ty cùng một lúc. Bởi vì bản này chỉ thể hiện năng lực cá nhân của bạn ở một vị trí công việc nhất định mà thôi.

2.3. Làm nổi bật kiến thức chuyên môn của mình

Làm nổi bật kiến thức chuyên môn của mình
Làm nổi bật kiến thức chuyên môn của mình

Hãy đứng ở phía của nhà tuyển dụng để tìm kiếm nguồn nhân lực cho công ty của mình. Đương nhiên họ cũng sẽ tìm  kiếm cho mình nguồn nhân lực tốt, có năng lực thật sự để đảm nhận công việc.

Cũng chính vì thế mà trong bản bản tự kiểm điểm nhận xét đánh giá cá nhân của mình thì hãy thể hiện sở thích, kỹ năng, kinh nghiệm, một chút thành tích công việc để làm điểm nhấn hơn nhé. Hãy thể hiện cho đơn vị tuyển dụng thấy bạn thật sự phù hợp với công việc đó.

2.4. Khả năng hoàn thành công việc của bản thân

Trong mục này thì bạn cần phải trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Hãy đưa ra những thành tựu, kết quả cao của bạn trong công việc. Bên cạnh đó cần phải thể hiện những sự cố gắng của bạn đều dành cho công ty. Cống hiến cho công ty đó như thế nào nhé.

2.5. Hiệu suất công việc mà bạn hoàn thành

Hiệu suất công việc mà bạn hoàn thành
Hiệu suất công việc mà bạn hoàn thành

Hiệu suất công việc cao sẽ rất thu hút nhà tuyển dụng đó, tất cả các nhà tuyển dụng đều muốn nhìn thấy nhiều hiệu suất công việc cao. Nếu được thì hãy đưa thêm số tiền, số nhân viên mà bạn đạt được ở những công ty trước. Ví dụ bạn đang ứng tuyển ở vị trí nhân viên kinh doanh thì hãy làm rõ những con số ấn tượng như:

- Doanh thu đạt được trung bình tháng 500 triệu

- Có khả năng quản lý 200 nhân viên

- Có thể tìm kiếm 300 khách hàng mới trong vòng 1 tháng

Đây là những con số cụ thể mà bạn có thể sử dụng để chứng minh hiệu suất làm việc của mình thật sự hiệu quả.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2.6. Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân cần phải dễ nhìn

Đối với bản tự nhận xét đáng giá cá nhân của mình thì bạn không nên trình bày nó dài như một quyển lịch sử. Cũng không nên dùng giọng văn sướt mướt, tình cảm. Hãy thể hiện nội dung một cách ngắn gọn, súc tích. Những chỗ nào cần làm nổi bật thì bạn nên cho nó nổi bật nhé. Bên cạnh đó thì cũng nên chú trọng đến độ dài của trang. Nếu như bạn có quá nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì chỉ cần lựa chọn một vài kinh nghiệm, kỹ năng có liên quan đến công việc và gói gọn chúng trong độ dài 1 trang nhé.

3. Những lưu ý khi bạn viết bản tự nhận xét đánh giá cá nhân

Trong bản tự nhận xét này thì bạn cần phải làm thế nào để cho nó thực sự thu hút được nhà tuyển dụng và phải làm bản tự đánh giá nhận xét của bản thân nổi trội hơn cả. Trong quá trình viết thì không thể tránh khỏi những sai sót, những lỗi diễn đạt. Chính vì thế mà bạn cần phải chú ý đến những điều sau đây:

3.1. Bạn muốn chọn một công việc mới thế nhưng lại không có kinh nghiệm

 Bạn muốn chọn một công việc mới thế nhưng lại không có kinh nghiệm
 Bạn muốn chọn một công việc mới thế nhưng lại không có kinh nghiệm

Điều này cũng chẳng còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Đặc biệt là với các bạn sinh viên, khi ra trường mong muốn tìm một công việc phù hợp thế nhưng bạn lại không có kinh nghiệm cũng không có những thành tích công việc gì cả. Hãy suy nghĩ và lựa chọn cho mình một vị trí công việc phù hợp với bản thân. Sau đó hãy thể hiện các kỹ năng cần thiết cho một công việc nhất định nhé.

3.2. Bằng cấp và công việc không có liên quan đến nhau

Bằng cấp và công việc không có liên quan đến nhau xưa nay không phải tình trạng hiếm gặp. Các bạn sinh viên ra trường làm trái ngành rất nhiều, bên cạnh đó thì bạn cùng không thể nào tìm được cho mình một công việc phù hợp với bằng cấp. Vậy trong trường hợp này thì cần phải làm thế nào để cho bản tự đánh giá nhận xét thật sự có hiệu quả.

Bạn đừng quá lo lắng vì điều đó, nếu như vậy thì chỉ cần thể hiện những kỹ năng của bạn như: kỹ năng giao tiếp, chịu áp lực, làm việc nhóm,…hay những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được hoàn toàn phù hợp với công việc là được.

Việc làm kinh doanh bất động sản

3.3. Bạn đã nghỉ làm một quãng thời gian dài

Bạn đã nghỉ làm một quãng thời gian dài
Bạn đã nghỉ làm một quãng thời gian dài

Cho dù bạn nghỉ làm trước đó là chính bạn tự viết đơn nghỉ hay nghỉ do một lý do nào đó thì bạn nên “dấu” nó đi nhé. Bởi lẽ không có một nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển một nhân viên đã nghỉ quá lâu và giờ mới bắt đầu lại công việc cả. Cách tốt nhất để bạn giải quyết êm đẹp chuyện này chính là bạn cần phải trình bày rõ nó trong đơn xin việc. Nếu như trong khoảng thời gian nghỉ đó bạn nghỉ ở nhà chăm sóc con, nghỉ sinh, nghỉ chăm bố mẹ,… thfi cũng nên tham gia các tổ chức cộng đồng ở địa phương nơi bạn đang sinh sống. Chính những hoạt động như vậy sẽ làm cho bạn tăng thêm khả năng, tăng thêm những kỹ năng để nó không bị mai một trong khoảng thời gian mà bạn nghỉ đó.

3.4. Nhảy việc thường xuyên

Nhảy việc thường xuyên
Nhảy việc thường xuyên

Trên thực tế cho thấy có khá nhiều bạn sinh viên nhảy việc thường xuyên, không chỉ các bạn trẻ mới nhảy việc mà còn có rất nhiều người 30 tuổi vẫn chưa ổn định công việc tại một vị trí cụ thể nào đó. Bạn đã nhảy việc đến 5 lần và đang phân vân rằng không biết mình có nên ghi vào bản tự nhận xét đánh giá cá nhân hay không?

Một tin vui dành cho bạn chính là nhảy việc cũng không hoàn toàn xấu, nếu như tại những công việc cũ bạn cũng đã có những thăng tiến nhất định thì nó sẽ chứng tỏ bạn năng động hơn với nhiều vị trí hay công việc khác nhau. Bạn muốn thử sức ở nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau hơn chứ không hẳn là nhảy việc. Thế nhưng với những công việc chỉ làm 2 tháng trở xuống thì nó đang thể hiện rất rõ là bạn  đang nhảy việc đó. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần phải chú ý rằng không có một nhà tuyển dụng nào lại muốn nghe lý do bạn nghỉ việc trước đó là bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, cãi nhau với cấp trên đâu nhé.

3.5. Độ dài của mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cá nhân

Bạn cảm thấy độ dài của bản tự nhận xét đánh giá cán bộ cá nhân, nhận xét các nhân của bạn quá dài hay quá ngắn. Phải làm thế nào trong những trường hợp như vậy? đối với những trường hợp này thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ độ dài mong muốn của nhà tuyển dụng. Có những nơi chỉ muốn độ dài rơi vào khoảng 1 trang giấy. Thế nhưng cũng có những nơi độ dài của nó rơi vào khoảng 2 trang là đủ. Tuy nhiên có một nguyên tắc khi viết bản tự đánh giá nhận xét cá nhân chính là nên trình bày 15 việc làm và 5 công việc mà trước đó bạn đã làm.

Việc làm hành chính văn phòng

3.6. Tự cảm thấy bản thân không phù hợp với những vị trí ứng tuyển

Sẽ chẳng có một ai biết vị trí ứng tuyển đó có phù hợp với mình hay không nếu như bạn chưa thử tham gia vào nó cả. Đối với mỗi người khi viết bản nhậnn xét thì cần phải làm thế nào thể hiện công việc đó phù hợp với bạn cho dù bạn không đúng về bằng cấp và chuyên môn. Trong trường hợp đó thì cũng cần phải thể hiện những kỹ năng mà bạn có được chứ không phải là thấy không phù hợp rồi bỏ cuộc. Nếu như ngay bản thân bạn còn thấy không phù hợp thì nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy như vậy mà thôi.

3.7. Lỗi chính tả

Lỗi chính tả
Lỗi chính tả

Đặc biệt cần lưu ý đến lỗi chính tả mà bạn thường xuyên gặp phải nhé, đặc biệt với những bạn hay viết sai chính tả. Hãy tự đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, nếu như tự đọc những bản tự nhận xét đánh giá cá nhân năm 2024 mà sai quá nhiều lỗi chính tả thì có thể chấp nhận được hay không. Lỗi chính tả thể hiện bạn có chuyên nghiệp hay không. Chính vì thế mà trước khi viết thì hãy cẩn thận kiểm tra lại một lần nữa rồi mới gửi đi nhé.

3.8. Chú ý về cách trình bày

Cách trình bày khá quan trọng đó, vì nó là mặt hình thức. Chưa cần biết nội dung bên trong như thế nào, nhưng nếu như bạn trình bày có một trang giấy quá lộn xộn, không hợp logic, hay bản tự nhận xét của bạn bị bẩn, bị rách,…đó chính là thể hiện không tôn trọng nhà tuyển dụng, không tôn trọng công việc đó. Mất điểm là chuyện sớm muộn thôi, chính vì thế mà hãy chú ý đến cách trình bày nhé.

Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu thế nào là bản tự nhận xét đánh giá cá nhân rồi đúng không? và cũng đã biết cách viết bản tự đánh giá nhận xét năng lực cá nhân sao cho phù hợp, cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Chúc bạn thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6105 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT