Sinh viên và những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập
Theo dõi viecday365 tạiThực tập luôn là vấn đề đối với những sinh viên năm cuối. Những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập sẽ giúp những cử nhân tương lai trang bị được những kỹ năng, kiến thức trước khi chính thức bước chân vào môi trường công sở.
Việc Làm Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp
1. Thực tập là gì ? Tại sao cần đi thực tập ?
1.1. Khái niệm “thực tập”
Trước khi đi vào những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập, chúng ta cần phải biết sơ lược và ý nghĩa của hoạt động thực tập
Thực tập là một khái niệm vô cùng quen thuộc với sinh viên đặc biệt là những bạn sinh viên sắp ra trường. Thực tập là quá trình cung cấp những kinh nghiệm, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế trong một khoảng thời gian ngắn trước khi bắt đầu một nghề nghiệp mới
Phân biệt “Thực tập” và “Kiến tập”: Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Thực tập sẽ giúp bạn thực sự trải nghiệm công việc của mình trong tương lai và đa số sinh viên năm cuối sẽ phải trải qua. Trong khi đó kiến tập chỉ là việc quan sát, nhìn nhận cách làm (học nghiệp vụ) từ đó đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân và hoạt động kiến tập có thể diễn ra bất cứ thời gian nào trong khoảng 4 năm đại học của một sinh viên.
1.2. Thực tập – Tại sao không ?
Bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới, lúng túng trong các mối quan hệ nơi công sở, chưa đủ tự tin về kinh nghiệm hay bối rối trong vòng phỏng vấn xin việc khi được hỏi về những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập?.. Hoạt động thực tập sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên gỡ rối được những vấn đề khó khăn đó. Mục tiêu của quá trình thực tế này là mang lại những trải nghiệm thực sự có giá trị cho các ứng viên trước khi đi xin việc:
Ý thức được thực tế khác biệt giữa giảng đường và công sở: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ai ai cũng vẽ ra một tương lai màu hồng về nghề nghiệp con đường phía trước. Tuy nhiên khi thực sự bước chân vào môi trường làm việc, bức tranh ấy sẽ cần phải được “phác thảo” lại. Và thực tập chính là một cơ hội tốt để các bạn sinh viên chuẩn bị tâm lý, không bị “vỡ mộng” khi ra trường. Các mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, những cản trở trong công việc, cảm xúc bối rối khi bước chân vào phòng làm việc. Ai ai cũng sẽ có “lần đầu tiên” như vậy và sẽ tốt hơn nếu chúng ta đối mặt với nó càng sớm càng tốt phải không ?
Sự chủ động và quan sát: Công sở là môi trường hiếm có ai rảnh rỗi. Những đồng nghiệp của bạn đều biết bạn là “lính mới” song vì họ quá bận rộn nên không thể dành nhiều thời gian hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của bạn được. Vì vậy, bạn phải là người chủ động học hỏi trong mọi tình huống và để tập làm quen với việc này thì thực tập là một cơ hội tốt. Quan sát công việc được tiến hành thế nào, quan sát đồng nghiệp xử lý vấn đề với khách hàng ra sao, học hỏi văn hoá làm việc,..v..v… Tích cực và chủ động trong quá trình thực tập sẽ rèn rũa cho bạn những tính cách khá tuyệt vời trước khi bước chân vào đời đó nha!
Cải thiện các kỹ năng: So với việc học trên trường thì thực tập là một cách học đòi hỏi trau dồi các kỹ năng một cách thường xuyên hơn và thực tế hơn. Làm việc cùng một nhóm người xa lạ, cách xa tuổi nhau cả 1 thế hệ sẽ khác biệt hoàn toàn so với bạn thuyết trình cùng nhóm bạn trên lớp Đại học. Cách vận dụng sự sáng tạo, cách sử dụng quản lý thời gian hiệu quả, vận dụng khả năng lãnh đạo sẽ giúp nhóm bạn nhanh hoàn thành được mục tiêu đưa ra. Ngoài ra, bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập về việc đối mặt với áp lực, stress hay các thử thách khác trong công việc.
Định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn: Rất nhiều sinh viên khi đi học luôn tự hỏi mình “Đam mê của mình là gì?”, “Không biết về sau mình sẽ đi làm công việc gì nhỉ?” hay đơn giản là không ngừng than vãn “Ôi! Tương lai mịt mù quá”. Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi họ chưa có được những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập. Chưa biết mình có thế mạnh ở đâu, chưa biết công việc sẽ mang tính chất gì, chưa biết rồi nó có phù hợp với bản thân không, muốn làm nhân viên kinh doanh nhưng lại học ngành kế toán thì thế nào,... Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng tới vấn đề xin việc sau này. Tuy nhiên nếu tìm được một cơ sở thực tập phù hợp thì việc bạn tiếp xúc với công việc thực tế sẽ giúp bạn đưa ra quyết định mình sẽ gắn bó nghề nghiệp nào.
Làm đẹp hồ sơ xin việc: Trong một nền kinh tế thị trường, việc nở rộ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp to nhỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu và tất yếu. Điều đó dẫn đến vấn đề các nhà tuyển dụng sẽ luôn cần người. Tuy nhiên, tình trạng cung-cầu nhân sự luôn thiếu mà nhiều người vẫn hay nói đùa rằng “Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 0%”, là tình trạng xảy ra khá thường xuyên bởi lẽ doanh nghiệp luôn mong muốn được đào tạo tuyển dụng những thế hệ trẻ song lại yêu cầu các bạn sinh viên cần phải có kinh nghiệm – một câu chuyện “tưởng không thật mà thật không tưởng”. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể giải thích được do trước khi chính thức tốt nghiệp, bất kể sinh viên nào cũng đều trải qua thời gian ít nhất là 3 tháng thực tập và nhà tuyển dụng luôn cần những ai đúc kết được những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập để có thể “chinh chiến” đối đầu với núi công việc đang chờ phía trước. Kinh nghiệm không ở đâu xa mà chính là những thứ chúng ta trải nghiệm trước khi tốt nghiệp
2. Kinh nghiệm học hỏi và những câu chuyện buồn cười trong quá trình thực tập
Là sinh viên, ai rồi cũng sẽ có những kỷ niệm, trải nghiệm để rồi đúc kết thành những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập. Có những chuyện vui, chuyện buồn nhưng cũng có những câu chuyện thực tế không biết nên khóc hay cười trong quá trình thực tập. Dưới đây là những câu chuyện điển hình khi thực tập và hoàn toàn có thật được các bạn sinh viên chia sẻ lại.
2.1. Chuyện mù đường khi đi tìm cơ sở thực tập
Tại Hà Nội hay các thành phố lớn, rất nhiều những sinh viên đến từ những tỉnh lẻ thường sẽ không thông thạo đường đi, bản đồ, hoặc phải dùng tới những công cụ trợ giúp tìm đường như Google Maps. Trang (1996) chia sẻ “Có lẽ bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập mà mình nhớ mãi là... nên ít sử dụng Google Maps đi. Ngày đầu tiên đi thực tập mà như “mò kim đáy bể”, địa chỉ công ty gì tít tận đâu đâu, tắc đường, tra bản đồ không ra nên bị lạc, đến muộn và bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp”. Đôi khi, mọi người thường chủ quan về vấn đề đường xá xe cộ mà không có sự chuẩn bị về mặt thời gian dẫn đến tình trạng trễ giờ, không đến kịp. Nhiều công ty địa chỉ sẽ hơi khó tìm và rất nhiều người đang quá lạm dụng Google Maps. Google Maps chỉ là một công cụ hỗ trợ tìm đường chứ không thể thay thế hoàn toàn trong việc chỉ đường. Những ngõ ngách sâu, những toà nhà, lô,.. sẽ không được hiển thị trên các ứng dụng tìm đường nói chung. Thay vào đó người dùng phải tự tìm và khuyến nghị thêm địa điểm
Những vấn đề về giao thông như ùn tắc, thiếu điểm đỗ cũng là điều thường thấy ở những thành phố lớn bởi sự quá tải của hạ tầng quy hoạch. Những điểm ùn tắc thường xuất hiện vào các giờ cao điểm, đôi khi người tham gia giao thông sẽ phải “chôn chân” tại chỗ từ 30 phút đến 1 tiếng. Và điều này thật tồi tệ nếu ngày hôm đó không phải là ngày đi thực tập mà là ngày đi phỏng vấn xin việc bởi lẽ sự đúng giờ là một tiêu chí đánh giá không bao giờ thừa trong công việc và liên quan tới trực tiếp tới sự chuyên nghiệp của một ứng viên.
Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập: Trước khi đi thực tập hoặc đi phỏng vấn xin việc, cần tìm hiểu kỹ đường đi, lối đi, địa chỉ của Công ty sau đó cần căn thời gian chính xác để bắt đầu, tránh tình trạng tới muộn bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp.
2.2. Thực tập không lương nhưng làm như nhân viên chính thức
Nếu ai đã từng trải qua những ngày tháng làm việc quần quật nhưng không được đồng nào rồi thì có lẽ đây sẽ là bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập nhớ đời nhất trong 4 năm đại học của sinh viên. Hiện nay không thiếu các doanh nghiệp, công ty lừa đảo, tận dụng nguồn lao động này để không phải trả tiền thuê nhân viên chính thức, không phải mất tiền trả tiền lương. Mai (1997) chia sẻ về quãng thời gian vất vả: “Thực tập không lương nhưng làm việc như nhân viên chính thức. Ngày nghỉ cũng bị sếp gọi”. Chất xám của các bạn sẽ bị bòn rút nhưng bạn lại không có được đồng nào, nếu thay thời gian đó bằng thời gian đi làm part-time thì có lẽ bạn sẽ kiếm được kha khá. Tình trạng này cũng đang diễn ra thường xuyên bởi lẽ các công ty đánh vào tâm lý của sinh viên mong muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp phát triển các kỹ năng nhưng vẫn phải việc nhẹ lương cao. Nhiều công ty và ngày cuối cùng mới thông báo và “lật bài ngửa” với sinh viên: Nếu có lương thì sẽ không được đóng dấu, lương nhận được chỉ là trợ cấp/hỗ trợ tiền xăng xe đi lại, điện thoại, phải tạo ra doanh số từ X(triệu đồng) trở lên thì mới được đóng dấu thực tập hoặc nhận lương..v..v..Điều này một phần là do hệ thống thông tin trên mạng hiện nay khó kiểm soát, đối chiếu, tuy nhiên phần lớn vẫn đến từ sự chủ quan cả tin của các bạn sinh viên hoặc cũng có nhiều sinh viên tâm lý “ngại” không dám đòi tiền hay động chạm đến vấn đề tiền nong. Nếu không cẩn thận tìm hiểu thì sẽ rất dễ bị lừa gạt hoặc bóc lột sức lao động
Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập: Trước khi đi làm, cần tìm hiểu kỹ thông tin cũng như sự uy tín về các công ty, doanh nghiệp. Xem xét và cân nhắc kỹ về sự minh bạch rõ ràng của các chế độ, lương thưởng, cần đặt ra những câu hỏi về sự công bằng như “Thực tập không lương cũng tương tự như nhân viên thử việc, nhưng tại sao nhân viên thử việc được trả tiền mà thực tập sinh lại không?”..v..v.. để đưa ra những quyết định đúng đắn tránh tình trạng lừa đảo, đa cấp.
Việc làm cho sinh viên mới ra trường tại Hà Nội
2.3. Đi thực tập nhưng lại chỉ làm đến công việc liên quan pha trà rót nước?
Đây là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, khi sinh viên đi thực tập nhưng lại không được tiếp xúc với những công việc mang tính chuyên môn, đúng ngành học mà chỉ dừng lại ở các công việc như pha trà rót nước hay thậm chí là quét nhà, dọn phòng. Điều này bắt nguồn từ việc các nhà tuyển dụng không coi trọng thực tập sinh, không cho làm những việc liên quan đến vị trí mà chỉ làm chân sai vặt. Hoa (1997) chia sẻ về những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập với sự choáng váng trong ngày đầu đi thực tập. Cô trở thành chân sai vặt, giờ ăn trưa nào cũng có nhiệm vụ đi mua cơm hộp, trái cây, đến cả những việc riêng như đi mua sắm, đón con..v..v.. Và cứ 3 tháng trời thực tập ròng rã như vậy nên Hoa luôn bị âm tiền. Những tưởng tình trạng này chỉ diễn ra ở một số công ty nhỏ nhưng tại các doanh nghiệp lớn tình trạng này vẫn tiếp diễn. Hoàng (1996) xin vào thực tập một tập đoàn kinh tế có tên tuổi, rất háo hức và sẵn sàng thể hiện năng lực của mình tuy nhiên khi đến thực tập nhân viên trong phòng lại chỉ giao cho Hoàng nhiệm vụ quét dọn, đổ rác, chở đi gặp khách. Những tình huống dở khóc dở cười như vậy xảy ra 1 phần cũng là do nhiều sinh viên có tâm lý “xả hơi” bởi thực tập là thời điểm cả nhà trường cả doanh nghiệp đều không quản lý song lại không biết đây là một cơ hội tốt để rèn luyện các kỹ năng cũng như tạo các mối quan hệ mới. Bên cạnh đó, hiện nay việc đào tạo nhân lực ngay từ khi còn là sinh viên thực tập không được quan tâm và chú trọng, doanh nghiệp thường bỏ qua vấn đề này bởi họ còn e ngại sinh viên chưa biết việc sẽ làm xáo trộn công việc nên việc thực tập chỉ là về hình thức còn để sinh viên va chạm thực tế thì không.
Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập: Khi trao đổi công việc cần mạnh dạn, thoả thuận với người phụ trách về những công việc mình sẽ mong muốn được làm. Nếu không khả quan hoặc không phù hợp thì cần chuyển chỗ thực tập hoặc chỗ làm ngay để tránh việc lãng phí thời gian.
Việc làm cho sinh viên mới ra trường tại Hồ Chí Minh
2.4. Cảm giác lạc lõng khi đi thực tập ?
Khi đi thực tập là lúc bạn bước vào một thế giới khác hoàn toàn so với những gì đã được học trên trường. Sẽ không tránh được việc bạn cảm thấy bị bỏ rơi, lãng quên. Ánh (1997) chia sẻ: “Hôm đó mình dậy rất sớm, trang điểm rồi ăn mặc đẹp vì cứ nghĩ anh chị sẽ đón tiếp mình một cách nồng nhiệt, ai ngờ chẳng ai quan tâm đến mình, cảm giác như bị bỏ quên vậy”. Công sở là nơi mỗi người một việc, thực sự rất bận. Nó khác với môi trường trên giảng đường: bạn bè ai nấy đều vui vẻ, rảnh rang thì nói chuyện lướt Facebook Zalo nhắn tin hay ngủ gật hết tiết.. Khi bước chân vào công ty, suy nghĩ ấy cần phải được thay đổi. Có những người 3-4 tháng đi thực tập, vẫn không tìm được “mẫu số chung” với đồng nghiệp trong công ty. Phần lớn đa số sinh viên đều cho rằng thực tập tức là đang học việc, tất là những gì họ cần là ngồi đó và việc sẽ tự đến như khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường được các thầy cô giáo giao bài tập về nhà. Chính sự không chủ động trong giao tiếp và công việc như vậy khiến họ có cảm giác đang trở thành “người thừa”. Và rồi khi đến hết kỳ thực tập họ lại phàn nàn rằng “chẳng học được gì ở chỗ thực tập”. Đi thực tập ngoài việc học nghề, thì các kỹ năng mềm cũng cần phải được trau dồi. Hãy minh chứng bản thân bằng những việc nhỏ nhất. Bạn chỉ có thể thích nghi với môi trường mới khi bạn linh hoạt, nhanh nhạy. Không ai bắt bạn phải làm việc này việc kia nhưng để xác định vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp thì sự chủ động cần đến từ phía bạn. Khi đó bạn mới có thể hoà nhập cùng mọi người.
Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập: Đừng xấu hổ hay ngại ngần, hãy chủ động trong mọi việc: Chủ động trong giao tiếp, chủ động tìm việc mà làm, chủ động tư duy, dám đặt câu hỏi và chủ động nắm lấy cơ hội của chính mình.
Kết: Thực tập – Một hình thức trả tiền để được “đi học”. Xét một cách tổng thể thì thực tập có lợi nhiều hơn là có hại. Điều các nhà tuyển dụng luôn quan tâm nhất là thái độ, tiềm năng và hướng phát triển của nhân viên. Vậy phải làm thế nào để thời gian 3 tháng thực tập không trở nên lãng phí ? Có lẽ bài viết về những bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập cũng đã phần nào giải đáp những khúc mắc của bạn và trang bị cho bạn những kiến thức trước khi bước vào một môi trường mới. Chúc các bạn luôn tự tin, chủ động và có một quá trình thực tập hữu ích ý nghĩa.
6025 0