Hướng dẫn tìm việc làm xây dựng cho sinh viên mới ra trường
Tác giả: Phùng Hà 12-08-2024
Ngành xây dựng là một trong các ngành có đặc thù công việc rất cao. Chính vì điều đó, các sinh viên mới ra trường ngành xây dựng thường chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa biết cách để có thể tìm cho mình một công việc phù hợp. Cùng tìm hiểu một số cách để tìm kiếm việc làm xây dựng cho sinh viên mới ra trường qua bài viết mà viecday365.com tổng hợp dưới đây!
1. Những công việc phù hợp cho sinh viên xây dựng mới ra trường
Đối với những sinh viên mới ra trường, các bạn cần tìm kiếm những công việc phù hợp cho việc tích lũy kiến thức cũng như tổng hợp thêm những kinh nghiệm để phát triển sự nghiệp sau này. Đừng quá chú trọng đến mức lương trong thời kỳ này. Có một công việc lương tương đối khi mới ra trường là tốt nhưng có một công việc cho mình nhiều trải nghiệm còn tốt hơn. Một số công việc rất phù hợp cho việc tích lũy kinh nghiệm đó là:
- Kỹ sư xây dựng tập sự: Đây là một công việc tương đối toàn diện đối với những bạn học chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học và cao đẳng. Công việc này chủ yếu có vai trò là tư vấn xây dựng, thiết kế, quản lý dự án. Do có vùng bao quát công việc rộng, việc tập sự trong vai trò kỹ sư xây dựng sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm chuyên ngành dồi dào và quý báu. Ngoài ra, người làm kỹ sư xây dựng cũng sẽ được học thêm các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp với khách hàng và các hiểu biết xã hội.
- Kỹ sư công trường tập sự: Công việc của kỹ sư công trường đó là giám sát những công việc thi công trực tiếp tại công trường, kiểm tra, theo dõi, đánh giá công việc của công nhân làm việc tại công trường. Tính chất công việc của kỹ sư công trường tương đối vất vả do điều kiện làm việc ngoài trời cũng như khối lượng công việc cao. Đổi lại, người làm kỹ sư công trường sẽ tích lũy cho mình được rất nhiều kiến thức chuyên ngành liên quan đến các công việc khác nhau của ngành xây dựng. Ngoài ra, người làm kỹ sư công trường cũng sẽ học được các kỹ thuật quản lý tiến độ cũng như khả năng giao tiếp, phân công, đánh giá người xung quanh.
- Kiến trúc sư tập sự: Đây là một trong các chuyên ngành khác của ngành xây dựng. Kiến trúc sư sẽ có vai trò thiết kế, lên ý tưởng cũng như đưa ra các giải pháp liên quan đến xây dựng hay nội thất. Công việc của kiến trúc sư yêu cầu sự tỉ mỉ cao cũng như sự sáng tạo vô cùng lớn. Người làm công việc kiến trúc sư ngoài tích góp cho mình những kiến thức chuyên ngành kiến trúc như tạo bản thiết kế, đưa ra các ý tưởng khác nhau cũng sẽ tích lũy thêm được những kiến thức về ngành xây dựng để đảm bảo tính khả thi cho các bản vẽ của mình.
Đây là ba trong số rất nhiều công việc tiêu biểu của ngành xây dựng có thể giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm rất nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc chuyên ngành mình đang học để chọn cho mình một công việc phù hợp, tránh việc không có các kiến thức nền dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu công việc.
2. Cách tìm việc làm xây dựng cho sinh viên mới ra trường
Các bạn sinh viên mới ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm lắm trong việc tìm kiếm việc làm. Hãy để chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp các bạn dễ dàng tìm được công việc mà mình mong muốn hơn.
Hầu hết các công ty lớn đều có đội ngũ tuyển chọn các sinh viên giỏi, có thành tích học tập cao ngày khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc vừa mới ra trường. Đây là một trong những cơ hội tốt đầu tiên cho bạn để tìm được một công việc tốt ở những công ty lớn và phát triển bản thân sau này. Hãy cố gắng để lọt vào top những học sinh đứng đầu khoa để chứng minh được năng lực của bản thân cũng như gây sự chú ý với các nhà tuyển dụng. Chắc chắn họ sẽ không muốn bỏ lỡ các tài năng tương lai đâu.
Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ cơ hội như trên thì bạn đừng buồn, vẫn còn nhiều cách khác để kiếm cho mình một công việc xây dựng phù hợp. Bạn có thể tham khảo các nguồn tuyển dụng của nhà trường hay từ những giáo viên, các đàn anh đi trước để kiếm cho mình một công việc. Hãy mạnh dạn liên hệ với các nguồn thông tin trên để tìm kiếm các công việc cũng như cơ hội tuyển dụng. Hầu hết trường đại học đều có những đối tác trong chuyên ngành làm việc. Giáo viên cùng các đàn anh đi trước cũng là những người mà bạn có thể nhờ cậy thông qua các mối quan hệ của mình.
Nếu bạn không muốn dựa vào các kênh thông tin trên hoặc những kênh thông tin đó không hiệu quả, các bạn cũng có thể tự tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm thông qua các trang web tuyển dụng trực tuyến như viecday365.com. Đây là nơi có rất nhiều các nhà tuyển dụng cùng với các công việc phù hợp để bạn có thể lựa chọn. Nhập từ khóa công việc cũng như địa điểm bạn muốn làm rồi bấm tìm kiếm là bạn có thể thấy những công việc phù hợp cho mình. Hãy đọc kỹ yêu cầu của từng công việc cũng như liên lạc với nhà tuyển dụng và làm theo các bước hướng dẫn để sẵn sàng cho một công việc mới nhé.
3. Làm thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn
Vòng phỏng vấn cũng là một trong những bước mà bạn cần chuẩn bị thật kỹ để có thể tìm cho mình một công việc phù hợp. Sau khi vượt qua được hết các vòng như CV, vòng test năng lực, bạn sẽ đến với vòng phỏng vấn để xác định liệu rằng mình có phù hợp với công ty hay không.
Tại vòng phỏng vấn, bạn sẽ trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng về kiến thức chuyên môn cũng như các thông tin khác xoay quanh công việc của mình. Bạn cũng sẽ được giải thích về những thông tin liên quan đến công việc và được giải đáp những thắc mắc của mình. Vậy làm thế nào để có một vòng phỏng vấn tốt?
Câu trả lời nằm phần nhiều ở khâu chuẩn bị. Chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng đối phó với các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra một cách tốt nhất. Hãy chuẩn bị cho mình những điều sau đây:
- Chuẩn bị tâm lý: Chuẩn bị tâm lý vững vàng cũng như phong thái tự tin là rất quan trọng để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng quá khép nép, dè dặt mà hãy chủ động cũng như sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng.
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành: Mặc dù có thể các nhà tuyển dụng đã kiểm tra kiến thức chuyên ngành của bạn trong những vòng trướng. Tuy nhiên, hãy sẵn sàng để trả lời một số câu hỏi nhỏ liên quan đến kiến thức chuyên ngành của nhà tuyển dụng. Những câu hỏi này chỉ có ý nghĩa khẳng định lại khả năng của bạn với nhà tuyển dụng mà thôi.
- Chuẩn bị cho mình một sức khỏe và ngoại hình tốt: Bên cạnh việc đánh giá các kiến thức cũng như mức độ phù hợp của bạn với công ty, vòng phỏng vấn cũng là nơi bạn gặp gỡ lần đầu với nhà tuyển dụng của mình. Một số công việc xây dựng yêu cầu phải có sức khỏe tốt để đương đầu với môi trường làm việc khắc nghiệt nên các nhà tuyển dụng cũng sẽ chú ý đến việc này. Thêm vào đó, yếu tố ngoại hình không phải yếu tố quyết định nhưng cũng phần nào phản ánh được tính cách con người của bạn. Hãy ăn mặc chỉn chu, nghiêm túc cũng như gọn gàng để đúng với tính chất của một buổi phỏng vấn. Ngoài ra, một ngoại hình tốt cũng sẽ làm chúng ta tự tin hơn đúng không nào.
Vừa rồi là những chia sẻ về kinh nghiệm cũng như những cách để tìm kiếm một việc làm xây dựng cho sinh viên mới ra trường. viecday365.com hy vọng những thông tin trên sẽ giúp đỡ các bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm phù hợp cho mình. Chúc các bạn thành công!