Hướng dẫn chi tiết cách điền sơ yếu lý lịch đi Nhật
Tác giả: Diệp Lạc 28-08-2024
Sơ yếu lý lịch là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ đi Nhật; đây là bản mô tả tóm tắt về thông tin ứng viên; giúp phía Nhật Bản cũng như Việt Nam nắm được chính xác thông tin nhân sự. Thông tin trong sơ yếu lý lịch bao gồm, ngày tháng năm sinh, họ tên ứng viên; thông tin về các thành viên trong gia đình; quá trình học tập, rèn luyện của ứng viên, các thành tựu và giải thưởng đã đạt được. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Hướng dẫn chi tiết cách điền sơ yếu lý lịch đi Nhật".
1. Thông tin cần điền vào sơ yếu lý lịch đi Nhật
Các thông tin trong bản sơ yếu lý lịch đều được liệt kê sẵn và có gợi ý cách điền thông tin, bạn cần bám sát vào các gợi ý và điền thông tin một cách chính xác; nếu chỗ nào chưa chắc chắn, có thể để lại điền sau, tìm thông tin cần điền thông qua các bài viết hay các video trên Youtube; dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách điền thông tin vào sơ yếu lý lịch.
Trong trang đầu tiên của sơ yếu lý lịch, bạn sẽ nhìn thấy 1 ô vuông trống; có ghi ảnh thẻ 4x6 hay ảnh mẫu 4x6; bạn cần dán ảnh thẻ cá nhân kích thước 4x6 vào vị trí này. Với ảnh thẻ; nếu bạn có sẵn ảnh mới chụp, vẫn còn hạn thì có thể dán ngay; nếu không, hãy đi chụp lại nếu ảnh thẻ nếu đã hết hạn hay bạn có nhiều sự thay đổi về ngoại hình bên ngoài.
Ảnh thẻ cần được chụp theo đúng quy định và chuẩn mực; để có được bức hình tốt nhất, bạn nên sử dụng áo trắng, chải đầu tóc gọn gàng và mỉm cười nhẹ trong quá trình chụp. Không sử dụng các bức ảnh chụp toàn thân hay chụp nguyên phần mặt để dán vào hồ sơ, sơ yếu lý lịch.
Họ và tên: bạn có thể lựa chọn hình thức viết chữ in hoa hay chữ thường (có đầy đủ dấu), viết đầy đủ cả họ và tên, lưu ý, họ tên phải giống với họ tên được viết trong giấy khai sinh và sổ hộ khẩu.
Giới tính: Nam/ Nữ; chọn một trong hai giới tính để điền; tại các bản sơ yếu lý lịch, chưa có danh mục giới tính khác cho các cá nhân không thuộc hai giới tính trên. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào chứng minh thư hay thẻ căn cước để điền.
Ngày tháng năm sinh: có rất nhiều bạn ngày tháng năm sinh thực tế không giống với ngày tháng năm sinh được điền trong giấy khai sinh hay sổ hộ khẩu. Nếu bạn muốn điền chính xác thông tin về ngày tháng năm sinh thực tế, bạn cần ra UBND cấp xã phường để làm lại giấy tờ về sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, thẻ căn cước,… nếu không bạn cần điền chính xác ngày sinh được ghi trên giấy khai sinh.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: đây là địa chỉ được ghi trên sổ hộ khẩu của gia đình bạn, rất nhiều người thường nhầm với địa chỉ hiện đang sinh sống. Ví dụ: gia đình bạn có hộ khẩu tại Thanh Liêm, nhưng bạn đã chuyển lên Phủ Lý ở được 10 năm và hiện nay đang học tập làm việc tại Hà Nội; vậy bạn cần điền nơi đăng ký hộ khẩu là gì? Nơi đăng ký hộ khẩu: Thanh Liêm; còn Phủ Lý hay Hà Nội chỉ được tính là địa chỉ tạm trú, tạm vắng.
Nơi ở hiện tại: điền đầy đủ thông tin về địa chỉ hiện tại bạn đang ở. Ví dụ: số nhà 12, ngõ 2 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại cá nhân hay điện thoại cố định: điền thông tin số điện thoại bạn thường xuyên sử dụng và có thể liên lạc; số điện thoại cố định không có thì bỏ qua.
Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: đây là thông tin cực kỳ quan trọng để các công ty quản lý hay chính quyền Nhật Bản lắm rõ; trong quá trình bạn học tập, làm việc tại Nhật Bản, nếu có vấn đề gì xảy ra, họ sẽ liên hệ với lãnh sự quán Việt Nam và liên hệ với gia đình bạn. Bạn có thể điền tên, số điện thoại của bố mẹ, anh chị, người thân trong gia đình hay bạn bè thân thiết.
Ví dụ: Nguyễn Đức Đỗ - 0967 *** ***; số nhà 12, đường Trần Phúc Như Ý, xã Vạn Hi, huyện Ba, tỉnh Mã Nào Đó.
Bí danh: thông thường mọi người đều không có bí danh, vì vậy, bạn cần ghi “không” vào danh mục này; tuy nhiên, nếu có bí danh cụ thể, bạn hãy ghi vào.
Nguyên quán hay chính là quê quán gốc của bạn; dựa theo địa chỉ về nguồn cội, quê quán của ông bà tổ tiên, bố; trường hợp bạn được nhận nuôi hoặc không biết rõ về quê quán thực sự, bạn có thể viết quê quán của người đang nuôi dưỡng và có trách nhiệm dân sự với bạn.
Dân tộc: viết cụ thể tên dân tộc, ví dụ: kinh, mường, thái, dao, tày, nùng,…
Tôn giáo: không có điền “không”. Nếu có ghi cụ thể tên tôn giáo bạn đang theo, ví dụ: thiên chúa giáo, kitô giáo, phật giáo, đạo hồi, đạo Hindu,…
Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): điền thông tin cụ thể về thành phần gia đình bạn theo quy định của pháp luật; thành phần gia đình có thể thuộc một trong các diện như: nông dân, viên chức, công chức,…
Thành phần bản thân; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn; trình độ ngoại ngữ: điền thông tin chi tiết về bản thân bạn; chú ý với trình độ văn hóa, nếu bạn học hết lớp 9 thì điền 9/12 hay học hết lớp 12 thì điền 12/12; học đại học thì ghi đại học; trung cấp nghề thì ghi trung cấp nghề.
Ví dụ:
+ Thành phần bản thân: Sinh viên
+ Trình độ văn hóa: đại học
+ Trình độ chuyên môn: quản lý chất lượng
+ Trình độ ngoại ngữ: tiếng anh Toeic 850; tiếng Trung HSK 5; tiếng Nhật N5.
Ngày kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: với nội dung này, bạn có thể lựa chọn điền (nếu nhớ cụ thể về ngày tháng năm kết nạp vào Đảng); nếu không nhớ hoặc chưa được kết nạp vào Đảng, bạn có thể bỏ qua nội dung phần này.
Ngày kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: thông thường học sinh cấp trung học cơ sở đều được kết nạp vào đoàn thanh niên, do thời gian lâu, bạn có thể quên, thì cũng có thể bỏ qua nội dung này, hoặc có thể ghi một cách tương đối chính xác.
Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: với các bạn vẫn đang còn đi học như học sinh, sinh viên; điền nghề nghiệp là “sinh viên hay học sinh”; trình độ chuyên môn theo như trên.
Cấp bậc được hưởng: bậc lương chính; lương chính thức: điền số tiền lương bạn nhận được hàng tháng; nếu đang thất nghiệp hoặc không có thu nhập ổn định, bạn có thể bỏ qua phần này.
Đối với nam, cần điền các thông tin về ngày nhập ngũ, xuất ngũ, lý do (bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự); nếu là nữ hoặc các đối tượng được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự, bỏ qua nội dung này.
Tóm tắt quá trình học tập rèn luyện bản thân trong 12 năm trở lại đây: trình bày cụ thể từng mốc thời gian, tương ứng với nó là sự kiện và địa điểm bạn sinh sống; tóm tắt sơ lược một số thông tin nổi bật trong từng thời điểm cụ thể.
Trong quá trình học tập, rèn luyện; bạn đã được nhà nước, đơn vị cơ quan phong tặng những giải thưởng gì, liệt kê ra. Nếu không có thành tựu hay giải thưởng nổi bật, bỏ qua.
Kỷ luật: ghi “không” nếu bạn không phải chịu bất cứ kỷ luật gì; điền ngày tháng năm, lý do bị kỷ luật và hình thức kỷ luật nếu bạn từng có.
2. Những điều cần lưu ý về sơ yếu lý lịch đi Nhật
Bạn có thể mua sơ yếu lý lịch tại các cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng photo hay cửa hàng tạp hóa; sơ yếu lý lịch có trong các “Hồ sơ xin việc”; một bộ hồ sơ xin việc có mức phí dao động từ 5 nghìn đồng – 10 nghìn đồng. Lưu ý, bạn nên mua từ 3 đến 5 bộ hồ sơ, đề phòng trường hợp viết sai hay viết nhầm thông tin.
Để hoàn thành thủ tục đi Nhật, bạn cần chuẩn bị hai bộ sơ yếu lý lịch đã được công chứng; bạn có thể mang 2 bản sơ yếu đã điền đầy đủ thông tin và dán ảnh lên UBND quận huyện nơi mình đang cư trú để xin xác nhận.
Khi viết sơ yếu lý lịch, cần trình bày sạch sẽ, ngắn gọn và rõ ràng; không cố viết chèn hay tẩy xóa các thông tin; nếu viết sai cần thay một bản mới.
Trên đây là bài chia sẻ từ viecday365.com về “Hướng dẫn chi tiết cách điền sơ yếu lý lịch đi Nhật”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn hoàn thiện sơ yếu lý lịch đi Nhật của cá nhân.