Bản mô tả công việc Bartender [Ngành Nhà hàng - Khách sạn]

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 13-05-2024

Bartender - Cái tên chẳng còn lạ lẫm trong hệ thống việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn. Được nhiều ứng việc săn đón, với cơ chế và chính sách lương thưởng hấp dẫn, Bartender thực chất làm những công việc gì? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời đầy đủ nhất cho bản mô tả công việc Bartender, thì những chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ là lời giải đáp!

Việc Làm Nhà Hàng

1. Đôi nét về công việc Bartender

Đôi nét về công việc Bartender

Trong các quầy pha chế của Nhà hàng - Khách sạn, Bartender có lẽ được xem là vị trí tạo nên sức hút đặc biệt, được ví như “linh hồn” của các quầy bar và đặc biệt là mấu chốt tạo nên thương hiệu, góp phần thu hút và giữ chân khách hàng. Đừng nhẫm lẫn với các nhân viên pha chế thức uống không cồn như Barista nhé. Bartender là công việc khác biệt hơn nhiều, và quan trọng là công việc này đòi hỏi ở bạn những kiến thức cũng như chuyên môn trình độ đặc thù đấy.

Bartender là những người trực tiếp làm công việc pha chế tại quầy, họ sáng tạo và cho ra đời những loại sản phẩm thức uống có cồn, chẳng hạn như rượu, mocktail hay cocktail,... Các Bartender thường làm việc trong các quầy pha chế thuộc khách sạn, nhà hàng, các Bar, Pub, Club hay thậm chí là quán cà phê để phục vụ khách hàng. Tại sao nói Bartender cần yếu tố sáng tạo? Vì trong chính công việc của họ, Bartender không chỉ thực hiện pha chế các đồ uống trong menu có sẵn, mà còn thiết kế ra những thức uống theo nhu cầu và mong muốn của khách. Đặc biệt, ở một Bartender chuyên nghiệp, họ cũng cần trang bị những kỹ thuật biểu diễn, kỹ năng ăn nói và “tâm giao” với khách hàng trong quá trình pha chế.  

2. Tải bản mô tả công việc Bartender chính xác nhất

Tóm lại, đây là một công việc hoàn toàn thú vị, thích hợp cho những ai có “gu” trong thưởng thức đồ uống. Đặc biệt có đam mê về pha chế nói riêng, ngành F&B nói chung và đặc biệt là có năng lực sáng tạo đỉnh cao. Trên thực tế, nhiều người nhầm lẫn Bartender với Barista vì họ chưa thực sự biết Bartender làm những nhiệm vụ cụ thể gì? Nếu bạn đang đi tìm mẫu mô tả công việc Bartender cho bản tin tuyển dụng vị trí này sắp tới. Dưới đây là file mềm cho bạn tham khảo:

Tải xuống ngay

2.1. Chuẩn bị và quản lý dụng cụ, nguyên liệu pha chế

Chuẩn bị và quản lý dụng cụ, nguyên liệu pha chế

Là một trong những “Leader” của quầy pha chế, Bartender trước hết phải có trách nhiệm trong công tác chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ pha chế cũng như biết cách quản lý chúng. Bartender trực tiếp tạo ra các sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng, nên khâu chuẩn bị nguyên liệu là rất quan trọng. Hơn hết, những sản phẩm đồ uống có cồn do Bartender tạo ra thường mang những tính chất và thành phần đặc thù. Nếu không có kiến thức về chúng, Bartender sẽ không thể giám sát chất lượng và số lượng của những nguyên liệu và dụng cụ hỗ trợ pha chế.

Khâu chuẩn bị và quản lý nguyên liệu, dụng cụ pha chế bao gồm các công việc cụ thể như sau:

- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chi tiết về nhu cầu nguyên liệu (thành phần, số lượng, chất lượng, giá thành,...). Sau đó, Bartender là người trực tiếp tiếp nhận cũng như là người kiểm tra nguồn nguyên liệu có đảm bảo về mặt chất lượng hay không. Những nguyên liệu có thể bao gồm: các loại rượu, trái cây, syrup,...

- Thứ hai, thực hiện giám sát và kiểm tra, nhằm đảm bảo số lượng đầy đủ về nguyên liệu để hỗ trợ pha chế sản phẩm thức uống cho khách hàng trong quá trình làm việc.

- Thứ ba, trực tiếp cho toàn bộ số lượng đá lạnh vào thùng chứa.

- Thứ tư, trực tiếp vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình pha chế. Đặc biệt là phải đảm bảo cho không gian và khu vực pha chế luôn luôn sạch sẽ.

- Thứ năm, thực hiện kiểm tra thường xuyên, phát hiện các sự cố hỏng hóc trong các thiết bị, máy móc pha chế chuyên dụng, nhằm đảm bảo chúng luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

- Thứ sáu, xử lý các loại trái cây, chuẩn bị nước ép và thực hiện cắt tỉa các sản phẩm dùng làm trang trí cho thức uống.

2.2. Trực tiếp pha chế đồ uống cho khách

Trực tiếp pha chế đồ uống cho khách

Pha chế đồ uống cho khách cũng là nhiệm vụ quan trọng và chính yếu nhất trong mô tả công việc Bartender. Một Bartender có trình độ và năng lực pha chế giỏi hay không đều dựa vào kết quả của nhiệm vụ này. Thông thường, nó sẽ còn phụ thuộc vào vấn đề chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Trách nhiệm này được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thứ nhất, tiếp nhận từ nhân viên phục vụ hoặc bồi bàn về thông tin order của khách hàng. Trực tiếp làm công tác pha chế đồ uống theo đúng yêu cầu của khách hàng.

- Thứ hai, thức uống được pha chế phải đảm bảo độ chính xác về công thức, chất lượng thông qua định lượng trong các thành phần và nguyên liệu tạo nên hoặc làm thế nào để đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu và mong muốn cụ thể của khách hàng.

- Thứ ba, đảm bảo quá trình biểu diễn kỹ thuật pha chế an toàn, không ảnh hưởng đến khách hàng,... đối với những Bartender có kỹ năng này.

- Thứ tư, không chỉ đảm bảo về chất lượng đồ uống theo công thức, mà còn đảm bảo về tính thẩm mỹ thông qua việc trang trí đồ uống sao cho thật hấp dẫn và bắt mắt.

- Thứ năm, để sản phẩm đồ uống được an toàn và không gặp phải các sự cố không đáng có. Bartender cũng thực hiện các kiểm tra trước khi giao cho nhân viên phục vụ đưa cho khách.

Ở một số quầy bar, ở khu vực có chỗ ngồi trực tiếp đối diện với khu vực pha chế. Bartender cũng chính là cá nhân trực tiếp tiếp nhận những order từ khách hàng, trực tiếp pha chế và phục vụ thức uống cho khách hàng. Đồng thời có trách nhiệm giao tiếp, tương tác với khách hàng khi được phép.

2.3. Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải

Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải

Là một trong những công việc điển hình của ngành dịch vụ, đặc biệt hơn là ngành F&B. Công việc của Bartender không thể tránh khỏi những tình huống đặc biệt đến từ khách hàng. Hoặc đơn giản, là những vấn đề mà khách hàng gặp phải, trực tiếp phản hồi lại ý kiến và yêu cầu giải quyết. Vì thế, ngoài trách nhiệm chuyên môn như pha chế, Bartender cũng phải biết cách xử lý tình huống, am hiểu những kỹ năng ứng xử đặc biệt trong ngành dịch vụ, và đặc biệt là biết cách đưa ra phương án sao cho khách hàng hài lòng mà không làm cơ sở kinh doanh tổn thất quá nhiều.

Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các vấn đề do khách hàng gặp phải sẽ được triển khai qua những công việc chính như sau:

- Thứ nhất, giới thiệu và tư vấn những sản phẩm đồ uống thích hợp, ngon nhất trong menu cho khách hàng. Đặc biệt là các sản phẩm đồ uống theo mùa, giao tiếp để hiểu tính cách, sở thích của khách hàng và tư vấn những đồ uống lý tưởng nhất.

- Thứ hai, nếu khách hàng yêu cầu, hoặc cũng có thể chủ động giới thiệu và nêu rõ công thức hoặc nguyên liệu được sử dụng trong sản phẩm đồ uống của khách hàng.

- Thứ ba, tiếp nhận ý kiến, trực tiếp đưa ra các giải pháp, phương án xử lý thích hợp khi khách hàng gặp phải vấn đề, có khiếu nại về cơ sở kinh doanh, sản phẩm đồ uống và phong cách cung cấp dịch vụ,... sao cho họ hài lòng nhất có thể.

2.4. Bảo quản và làm sạch dụng cụ, nguyên liệu

Bảo quản và làm sạch dụng cụ, nguyên liệu

Như đã đề cập, ngành F&B nói chung và điển hình là công việc Bartender nói riêng tạo ra những sản phẩm tác động trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách hàng. Do đó, yếu tố sạch sẽ, vệ sinh là vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp này. Không chỉ tiếp nhận, quản lý nguyên liệu, dụng cụ và các thiết bị máy móc, hỗ trợ pha chế. Mà Bartender còn là cá nhân chịu trách nhiệm trong công tác làm sạch dụng cụ và nguyên liệu. Đảm bảo quá trình pha chế sản phẩm mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

- Thứ nhất, Bartender trực tiếp quản lý nhằm đảm bảo tính bảo quản đúng nhiệt độ, môi trường thích hợp cho các nguyên liệu sử dụng trong quá trình pha chế.

- Thứ hai, đảm bảo về tính sạch sẽ cho các máy móc, vật dụng, thiết bị hỗ trợ pha chế bằng cách thường xuyên rửa sạch chúng sau khi kết thúc một ca làm việc.

- Thứ ba, thường xuyên kiểm tra các dụng cụ, thiết bị pha chế, kịp thời phát hiện các sự cố hỏng hóc. Trực tiếp báo cáo với quản lý để được đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

2.5. Một số trách nhiệm khác

Một số trách nhiệm khác

Có thể thấy, trong bản mô tả công việc Bartender, họ dường như đảm nhiệm rất nhiều các trọng trách ở các khâu khác nhau trong quá trình làm việc. Bên cạnh những trách nhiệm ở trên, Bartender còn thực hiện một số nhiệm vụ khác được phân công ngoài lề. Chẳng hạn như:

- Thứ nhất, Bartender làm việc kết hợp với các bộ phận hoặc Trưởng phụ trách quầy bar để sáng tạo ra những ý tưởng về thực đơn thực uống cho cơ sở kinh doanh của mình.

- Thứ hai, Bartender cũng có trách nhiệm chủ động trong công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ thuật tay nghề và chuyên môn. Hoặc thường xuyên cập nhật các xu hướng mới trong ngành Bartender để áp dụng cho cơ sở kinh doanh mình đang làm việc.

- Thứ ba, Bartender có thể đưa ra những đề xuất, tham mưu về các ý tưởng, chiến lược để cải thiện cũng như nâng cao kỹ thuật trong pha chế và đặc biệt là chất lượng dịch vụ khách hàng.

- Thứ tư, tiếp nhận và có hướng giải quyết phù hợp khi khách hàng yêu cầu hủy order đồ uống thông qua quá trình làm việc nhóm với các nhân sự liên quan.

- Thứ năm, sẵn sàng trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ, công việc của những nhân viên thuộc bộ phận khác khi cơ sở kinh doanh đang đông khách.

- Thứ sáu, thực hiện báo cáo với cấp trên (quản lý) khi gặp phải những tình huống ngoài quyền hạn giải quyết, các sự cố hay trường hợp bất khả kháng khác

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên bán vé máy bay

3. Bartender và một số thông tin cần nằm lòng

Ngành dịch vụ tại nước ta đang ngày càng chứng minh được tiềm lực của mình. Minh chứng cho điều này là sự ra đời của hàng loạt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, đồ uống, dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí,.... Chẳng hạn như các nhà hàng - khách sạn, quán bar, pub,... Theo đó, việc làm Bartender cũng có nhu cầu về nhân lực lớn.

3.1. Tiêu chuẩn dành cho công việc Bartender

Tiêu chuẩn dành cho công việc Bartender

Điều quan trọng là không phải bất cứ ai cũng làm được công việc này. Ở nhiều cơ sở kinh doanh, Bartender sẽ được apply cho những tiêu chuẩn không hoàn toàn giống nhau. Nhưng chủ yếu bao gồm:

- Sở hữu các bằng cấp hay chứng chỉ đã qua lớp đào tạo nghề Bartender.

- Có kinh nghiệm tối thiểu một năm trong vị trí tương đương hoặc các vị trí thuộc ngành dịch vụ đồ uống.

- Có kiến thức thành thạo và chuyên sâu về các loại thức uống (rượu, cocktail,...).

- Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ thông dụng khác) về cơ bản.

- Chăm chỉ, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, và sáng tạo trong công việc.

- Đam mê với nghề, chịu được áp lực trong nghề, đức tính trung thực và tỉ mỉ,...

Tìm việc làm pha chế đồ uống

3.2. Mức thu nhập của Bartender hiện nay

Mức thu nhập của Bartender hiện nay

Bartender là một công việc mang tính chất đặc thù. Vì thế, nói về các khoản thu nhập của vị trí này, chúng không chỉ cố định ở mức lương cứng từ 5 - 8 triệu đồng. Mà còn phụ thuộc vào Service charge, hoa hồng, thưởng, tiền tips của khách hàng,... các phụ cấp và trợ cấp trong công việc khác.

Với tiềm lực phát triển của ngành F&B ở Việt Nam cùng sự lớn mạnh của hệ thống Nhà hàng - khách sạn, Bartender hứa hẹn sẽ là một vị trí việc làm siêu hấp dẫn, có nhu cầu cao về nhân lực trong tương lai hơn nữa. Để nhận về cơ hội việc làm với Bartender, hãy truy cập vào website viecday365.com để biết thêm chi tiết bạn nhé!

Trên đây, viecday365.com đã thông tin đến bạn kịp thời về bản mô tả công việc Bartender đầy đủ và chi tiết nhất!