Tổng hợp các mẫu hợp đồng kinh tế và những điều cần biết!
Tác giả: Trần Ngọc Chân 20-04-2024
Trong quá trình buôn bán, trao đổi cũng như phát triển kinh tế thì không thể không phát sinh các hợp đồng và một trong những loại hợp đồng được sử dụng nhiều hiện nay đó là hợp đồng kinh tế. Để được công nhân, đảm bảo tính pháp lý cũng như bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia thì bản hợp đồng kinh tế cần đúng chuẩn mẫu theo quy định. Đọc bài viết sau để tìm hiểu về mẫu hợp đồng kinh tế như bản chất, đặc điểm, mục đích sử dụng, nội dung, phân loại, địa chỉ tải và lưu ý khi tạo hợp đồng kinh tế.
1. Những điều bạn cần biết về mẫu hợp đồng kinh tế
Như đã biết thì hợp đồng kinh tế hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức và cả cá nhân một cách rộng rãi, tuy nhiên không nhiều người nắm được cụ thể về mẫu hợp đồng kinh tế. Cùng với đó để tạo được mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn nhất thì bạn cần có những hiểu biết nhất định về bản chất, mục đích sử dụng cũng như đặc điểm của nó để quá trình tạo mẫu hợp đồng kinh tế trở lên thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu ngay một số thông tin liên quan đến mẫu hợp đồng kinh tế mà bạn cần biết như là:
1.1. Tìm hiểu bản chất khái niệm mẫu hợp đồng kinh tế là gì?
Tuy độ phổ biến được phủ rộng khắp nhưng khi hỏi đến thì không nhiều người biết đến bản chất của mẫu hợp đồng kinh tế khác gì so với các loại hợp đồng thông thường. viecday365.com sẽ giải đáp thắc mắc ngay cho bạn, về bản chất thì mẫu hợp đồng kinh tế là dạng văn bản hợp đồng với mục đích sử dụng riêng, được xây dựng dựa trên sự đồng ý với các thỏa thuận về nội dung nhất định nào đó có liên quan đến lợi ích hay có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giữa các bên liên quan. Dễ nhận thấy ở hợp đồng kinh tế có điểm đặc trưng đó là mục đích sử dụng cũng như nội dung ký kết có liên quan đến hoạt động kinh doanh, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan như công việc trao đổi buôn bán, xuất nhập hàng hóa,...
Hợp đồng kinh tế là văn bản đầu tiên xác nhận sự hợp tác giữa hai hay nhiều bên cùng ký kết tham gia hoạt động kinh tế cụ thể nào đó. Sự khởi đầu bằng văn bản hợp đồng kinh tế nhằm ghi lại những nội dung công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên về hoạt động ký kết cũng như hoạt động kinh tế để các bên được bảo vệ quyền lợi cũng như làm căn cứ truy cứu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.
Ngoài tên gọi là hợp đồng kinh tế thì dựa trên đặc điểm cũng như mục đích sử dụng cùng nhiều yếu tố liên quan thì nó còn được gọi bằng tên khác là hợp đồng thương mại. Hai tên hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại được sử dụng song song, tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng hợp đồng thương mại có nghĩa bao quát hơn.
1.2. Đặc điểm nhận dạng của các mẫu hợp đồng kinh tế 2020
Hiện nay có khá nhiều mẫu hợp đồng kinh tế được sử dụng với những mục đích cùng nội dung khác nhau, bạn cần nắm được những đặc điểm cơ bản để có thể nhận dạng các mẫu hợp đồng kinh tế. Dựa vào mục đích mà bạn có thể nhận dạng đặc điểm của các mẫu hợp đồng kinh tế 2020 như sau:
- Mục đích sử dụng đó là dùng cho mục đích kinh doanh, buôn bán cũng như liên quan đến lợi ích của các bên liên quan;
- Chủ thể của hợp đồng kinh tế: theo quy định mẫu hợp đồng kinh tế chủ thì thể của hợp đồng kinh tế được quy định phải có ít nhất 1 bên là pháp nhân hoặc cả 2 bên ký kết đều là pháp nhân, trong trường hợp nếu chỉ có 1 bên là pháp nhân, thì bên còn lại bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh theo quy định qua đó chứng tỏ mẫu hợp đồng kinh tế là dành cho đối tượng các người kinh doanh có đăng ký theo quy định của pháp luật, hàng hóa, hoạt động được kê khai, chủ thể hợp đồng phải đóng thuế cho hoạt động kinh tế đó. Ngoài ra nếu cá nhân, hộ gia đình cũng như người không đăng ký kinh doanh có thể ký hợp đồng với pháp nhân để trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế.
- Hình thức của hợp đồng kinh tế: hợp đồng kinh tế phải thể hiện dưới dạng văn bản thuần túy, được ký kết dưới sự công nhận của các bên liên quan. Dưới dạng văn bản thuần túy hoặc văn bản giao dịch thì hợp đồng kinh tế mới có được sự công nhận chính xác.
2. Quá trình xây dựng mẫu hợp đồng kinh tế
Để có thể xây dựng được mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn 2020 nhất, người tạo hợp đồng ngoài việc cần nắm được mục đích sử dụng, chủ thể hay hình thức cũng như đặc điểm của hợp đồng thì còn cần xác định được nội dung cần có cũng như chú ý những điều nhỏ để mẫu hợp đồng kinh tế được pháp luật công nhận và bảo vệ. Cùng tìm hiểu ngay quá trình xây dựng mẫu hợp đồng kinh tế qua các thông tin dưới đây:
2.1. Xác định nội dung cơ bản cần có trong mẫu hợp đồng kinh tế
Mỗi mẫu hợp đồng kinh tế wordkhác nhau với từng mục đích cũng như đặc điểm thì sẽ có nội dung khác nhau, tuy nhiên để đạt chuẩn mẫu hợp đồng kinh tế phát sinh thì đã có quy định rõ về nội dung cơ bản bắt buộc cần có trong các mẫu hợp đồng kinh tế.
Cùng tham khảo ngay những nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng kinh tế theo quy định đó là:
- Tên gọi của hợp đồng: tùy vào mục đích sử dụng cũng như căn cứ vào nội dung trong hợp đồng mà hợp đồng kinh tế sẽ có tên gọi khác nhau, từ đó việc phân loại hợp đồng cũng dựa trên nguyên tắc tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà phân loại như hợp đồng mua bán dành cho hoạt động kinh tế diễn ra việc trao đổi, buôn bán, phát sinh lợi nhuận, trao đổi tiền giữa 2 bên.
- Ngày tháng năm: về mục thời gian cần ghi rõ thời gian lập hợp đồng cũng như thời gian lý kết có thể khác nhau, ngày lập hợp đồng kinh tế trong nhiều trường hợp sẽ không được nhắc tới những bắt buộc cần có thời gian ký kết hợp đồng, bởi đây là yếu tố quyết định mốc thời gian chịu trách nhiệm với nội dung ký kết cần thực hiện trong hợp đồng.
- Địa điểm: đây là địa điểm diễn ra việc ký kết, cần nêu địa điểm ký kết nhưng không bắt buộc cụ thể quá, ví dụ như chỉ cần là Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.
- Chủ thể của hợp đồng kinh tế: đây là mục đề cập tới người ký kết, có thể có 2 hoặc nhiều bên cùng là chủ thể của hợp đồng kinh tế, chủ thể của hợp đồng kinh tế cần đạt tiêu chuẩn theo quy định đã quy định là có ít nhất 1 bên là pháp nhân hoặc cả 2 bên ký kết đều là pháp nhân, trong trường hợp nếu chỉ có 1 bên là pháp nhân, thì bên còn lại bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh theo quy định. Ngoài ra nếu cá nhân, hộ gia đình cũng như người không đăng ký kinh doanh có thể ký hợp đồng với pháp nhân để trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế và đây là mẫu hợp đồng kinh tế giữa hai cá nhân, mẫu hợp đồng kinh tế cá nhân.
- Người đại diện: đây được coi là người chứng kiến việc ký kết cũng như công nhận việc ký kết diễn ra tự nguyện, công bằng, thường những người đại diện sẽ là những người có thẩm quyền, đại diện về mặt pháp lý, công nhận quá trình và hợp đồng được ký kết.
- Nội dung: tùy mục đích của hợp đồng kinh tế mà nội dung sẽ có sự thay đổi khác nhau, đây cũng là một trong những yếu tố quyết định sự phân loại hợp đồng. Thông thường hợp đồng kinh tế có những nội dung về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp, giá trị, chứng từ liên quan, phụ kiện, tên gọi, chủng loại có liên quan đến hoạt động kinh tế của các bên. Không chỉ vậy mà trong nhiều hợp đồng kinh tế sẽ có mục vận chuyển hoặc các dịch vụ kèm theo.
- Điều khoản liên quan: tại mục các điều khoản sẽ quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên, cùng với đó là cam kết đền bù hay hoàn trả nếu có sai sót. Đây là những điều bắt buộc cần có trong các hợp đồng kinh tế và được sử dụng khi có vấn đề xảy ra. Không chỉ vậy trong mục điều khoản cũng cần nhắc tới thời gian hợp đồng bắt đầu và kết thúc cũng cách thức hoạt động được đề ra, quy định rõ ràng.
- Đề mục ký kết: cần có phần xác nhận bằng con dấu, chữ ký để xác nhận hợp đồng được sự đồng ý của các bên, chỉ khi chữ ký cùng con dấu được đóng xuống thì hợp đồng kinh tế mới có hiệu lực.
Đây là những đề mục cơ bản mà mẫu đơn hợp đồng kinh tế bắt buộc cần có, tuy nhiên sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt với mục đích cũng như đối tượng sử dụng và áp dụng cho từng loại kinh doanh.
2.2. Những lưu ý khi xây dựng, tải mẫu hợp đồng kinh tế
Để có thể tạo được mẫu hợp đồng kinh tế hoàn chỉnh thì người tạo ngoài việc ghi rõ các nội dung cần có thì cần chú ý những điểm nhỏ, những lưu ý khi xây dựng mẫu hợp đồng kinh tế dân sự như là:
- Trong mục chủ thể hợp đồng cần ghi rõ thông tin của các bên tham gia hợp đồng kinh tế như tên gọi, mã số thuế hay địa chỉ hoạt động cùng các thông tin liên lạc như số điện thoại người đại diện ký kết, gmail, website hoặc số fax,...
- Nêu rõ các điều khoản, không nêu chung chung tránh việc đưa đẩy trách nhiệm cũng như cần nói rõ các vấn đề được thỏa thuận, những vấn đề thỏa thuận cần được liệt kê đầy đủ trên văn bản hợp đồng kinh tế.
- Đưa ra hướng giải quyết cụ thể đối với từng trường hợp phát sinh cũng như đề xuất phương án thực hiện, phương án giải quyết để hợp đồng kinh tế được cụ thể hóa.
Những lưu ý này khá nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định trách nhiệm cũng như hợp pháp hóa hợp đồng kinh tế được ký kết.
3. Địa chỉ tải mẫu làm hợp đồng kinh tế đúng chuẩn
Dựa vào mục đích sử dụng cũng như đối tượng hoạt động kinh tế mà có những mẫu hợp đồng đúng chuẩn dành riêng cho từng loại. Trong từng trường hợp cụ thể cần sử dụng chính xác những mẫu hợp đồng để được pháp luật bảo vệ. Người cần dùng có thể tự tạo cho doanh nghiệp của mình những mẫu hợp đồng kinh tế năm 2020 hoặc tìm kiếm trên mạng các mẫu có sẵn.
Dưới đây là tổng hợp một vài mẫu ký hợp đồng kinh tế thường được sử dụng cũng như được nhiều người tìm kiếm mà bạn có thể tải sẵn về dùng như là:
- Xem Mẫu hợp đồng kinh tế file word giao nhận thầu, xây lắp công trình: Tải xuống ngay
- Download Mẫu hợp đồng kinh tế đơn giản: Tải xuống ngay
- Download mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất năm 2020 và biên bản thanh lý hợp đồng kèm theo: Tải xuống ngay
Bạn có thể tải về và tham khảo tổng hợp các mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất 2020 mà viecday365.com giới thiệu một số mẫu hợp đồng kinh tế trên đây cũng như có thể dựa vào để tạo riêng cho doanh nghiệp mẫu hợp đồng kinh tế phù hợp với mục đích sử dụng.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến mẫu hợp đồng kinh tế như bản chất, đặc điểm, mục đích sử dụng, nội dung, phân loại, địa chỉ tải và lưu ý khi tạo hợp đồng kinh tế. Mong rằng với những thông tin cung cấp về hợp đồng kinh tế trên sẽ giúp bạn tạo được mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn nhất. Thân ái!