Marketing strategy- chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 17-07-2024
Khái niệm marketing strategy có lẽ đã quá quen thuộc với những người làm trong ngành marketing. Đây là yếu tố căn bản trong quá trình làm marketing. Vậy thì marketing strategy là gì và có vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.
1. Giải thích khái niệm marketing strategy là gì?
Marketing strategy trong tiếng anh có nghĩa là chiến lược marketing. Marketing strategy là kế hoạch tổng thể của một doanh nghiệp được lập ra với mục tiêu là tiếp cận thêm những đối tượng khách hàng tiềm năng.
Marketing strategy mang lại hiệu quả khi phối hợp các yếu tố khác nhau của marketing để qua đó mang lại những giá trị cho người sử dụng.
Xem thêm: Việc làm digital marketing
2. Marketing strategy gồm những yếu tố nào?
Marketing strategy, hay còn gọi là chiến lược marketing, bao gồm tất cả những hoạt động mà một doanh nghiệp cần làm để khiến sản phẩm của mình được biết đến rộng rãi trên thị trường. Bốn yếu tố cơ bản của marketing strategy bao gồm sản phẩm, giá cả, nơi phân phối và tiêu thụ. Bốn yếu tố này trong tiếng anh được viết tắt là 4Ps, là 4 chữ cái đầu của product, price, place, promotion.
Sau đây chúng ta sẽ đến với từng yếu tố trong marketing strategy.
Xem thêm: Bản mô tả công việc Digital Marketing - Lĩnh vực hấp dẫn giới trẻ
2.1. Sản phẩm
Một chiến lược marketing cần phải cung cấp đầy đủ những yếu tố xây dựng cũng như phát triển sản phẩm. Sản phẩm cần phải có chất lượng thực sự tốt , mang lại giá trị cho người tiêu dùng. Cần có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về sản phẩm để cải thiện và khắc phục những điểm yếu của sản phẩm cũng như cải thiện và phát huy những điểm ưu việt của sản phẩm.
Một ví dụ có thể thấy đó là với sản phẩm điện thoại của Samsung. Samsung là một hãng điện thoại lớn trên thế giới và hãng cũng có một đội ngũ hùng hậu cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điện thoại Samsung qua từng năm dần phát triển và trở nên hoàn thiện, khắc phục được những lỗi cố hữu trước đây (pin yếu, màn hinh dễ bị chảy mực,...) và bên cạnh đó cũng phát triển thêm những tính năng mới hấp dẫn. Những tính năng được dần hoàn thiện qua các đời máy Samsung cho thấy sự cố gắng của nhà sản xuất trong việc phát triển, hoàn thiện sản phẩm của mình.
2.2. Giá cả
Hay nói cách khác, đây là hoạt động định giá sản phẩm. Một sản phẩm tốt như Samsung ở ví dụ trên rất cần định giá hợp lý để có thể tiếp cận khách hàng. Việc định giá hợp lý cho sản phẩm là vô cùng quan trọng. Nếu sản phẩm được định giá quá cao sẽ không hấp dẫn khách hàng.
Tuy nhiên nếu định giá sản phẩm quá thấp thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Tóm lại, việc định giá đúng cho sản phẩm sẽ giúp cân bằng giữa quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
2.3. Nơi phân phối
Một sản phẩm tốt được định giá hợp lý sẽ thu hút được khách hàng. Tuy nhiên cần lưu ý đến khâu phân phối hàng hóa để có được hiệu quả tốt nhất trong việc mang sản phẩm đến với phần lớn khách hàng. Doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Một kênh phân phối hiệu quả sẽ khiến sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn.
Tại Việt Nam, Thế Giới Di Động là một kênh phân phối khá hấp dẫn và hiệu quả cho các sản phẩm điện thoại thông minh. Rất nhiều hãng điện thoại đã và đang làm việc với kênh phân phối này. Đây là kênh phân phối hiệu quả cho các sản phẩm của các hãng điện thoại. Sự thành công của Samsung, Xiaomi, Oppo… tại thị trường Việt Nam cũng phần nhiều nhờ vào doanh số cực lớn của những sản phẩm này tại Thế Giới Di Động.
2.4. Tiêu thụ
Yếu tố cơ bản cuối cùng, đó là việc tiêu thụ sản phẩm. Những sản phẩm gồm có chất lượng tốt cần có thời gian để khách hàng sử dụng và kiểm chứng chất lượng. Nếu người sử dụng có thể cảm nhận được hết những sự ưu việt khi sử dụng sản phẩm, đó là thành công của nhà sản xuất.
Xem thêm: Khám phá tất tần tật ngành Marketing gồm những mảng nào
3. Vai trò của marketing strategy là gì?
Với những nội dung mà marketing strategy hướng đến, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của marketing strategy là gì. Về cơ bản, marketing strategy giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu và đẩy mạnh cũng như tăng cường hiệu quả trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
3.1. Marketing strategy giúp xây dựng hình ảnh cho thương hiệu
Để có thể tồn tại lâu dài trên thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cụ thể cho những sản phẩm của mình. Hình ảnh của thương hiệu tốt sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thương hiệu cần phù hợp với thị trường, phù hợp với thị hiếu của nhóm công chúng mà doanh nghiệp hướng đến.
Gã khổng lồ Apple là một ví dụ điển hình cho chúng ta thấy tầm quan trọng của chiến lược marketing trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là như thế nào. Một điều chúng ta dễ nhận thấy đó là Apple định giá phân khúc cho các sản phẩm điện thoại thông minh của mình ở mức cao. Gần như hãng không bao giờ cho ra mắt những dòng sản phẩm giá rẻ. Chính điều này lâu dần đã hình thành nên ấn tượng của người tiêu dùng với các sản phẩm của Apple là sự cao cấp cũng như sang trọng.
3.2. Marketing strategy giúp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm
Mục tiêu cuối cùng mà một chiến lược marketing hướng tới đó là bán được càng nhiều hàng càng tốt. Một chiến lược marketing hợp lý sẽ tối ưu hóa được 4 yếu tố như đã nêu ở phần trên để tối ưu hóa cho sản phẩm. Khách hàng chính là những người quyết định sự thành bại của một nhãn hàng. Hay nói cách khác, sự công nhận của công chúng đối với sản phẩm là thước đo chính xác nhất cho sự thành công của sản phẩm, và là sự thành công của chiến lược marketing.
Xem thêm: Việc làm content marketing
4. Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay, không gì bằng việc biết người biết ta. Cụ thể cần nắm rõ đối thủ cũng như biết được rõ điểm mạnh điểm yếu của mình là gì rồi sau đó đưa ra chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó cần hiểu kỹ về đối tượng khách hàng của mình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất. Tất cả những thông tin về khách hàng, bạn đều phải nắm rõ để đưa ra chiến lược phù hợp bởi mỗi một nhóm khách hàng thì sẽ có một chiến lược tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên nếu sản phẩm của bạn có thể phù hợp với đại đa số công chúng trên thị trường, đó là một sản phẩm thành công.
Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được khái niệm của marketing strategy và những nội dung liên quan cũng như vai trò của nó rồi. Về cơ bản, marketing strategy là yếu tố quan trọng trong quá trình doanh nghiệp tìm ra những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của mình. Marketing strategy mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu các bạn thấy nội dung bài viết này hữu ích thì hãy theo dõi website của viecday365.com để được đọc những bài viết mới hàng ngày nhé.