Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự- Xây dựng con đường công danh rộng mở
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm
Trên thực tế, đối với bất cứ một công việc hay ngành nghề nào, dù bạn là người đã làm việc lâu năm hay mới chập chững bước chân vào nghề thì đều cần xây dựng cho mình những mục tiêu phấn đấu riêng, sự phát triển rõ ràng trong công việc hay nói một cách đầy đủ hơn là xây dựng lộ trình thăng tiến cụ thể. Vậy làm sao để xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nhân sự nhanh chóng đạt hiệu quả? Mau mau tìm hiểu thông tin tại bài viết này của viecday365.com để thực hiện dễ dàng nhé.
1. Một vài thông tin cơ bản về lộ trình thăng tiến nghề nhân sự
1.1. Lộ trình thăng tiến được hiểu là gì ?
Lộ trình thăng tiến hiểu đơn giản sẽ là việc hoạch định như những chiến lược phát triển nhân viên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đưa nhân viên tiến đến con đường công danh mà họ mong muốn đạt được. Nó sẽ vạch ra những giai đoạn mà từ một nhân viên vị trí cấp thấp đến, thông qua những nhiệm vụ công việc và công việc được giao, hoàn thành và đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng hơn.
Việc xây dựng một lộ trình thăng tiến se là những cơ hội để người nhân viên được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hơn đồng thời thể hiện tinh thần ham học hỏi, ý chí phấn đấu và quyết tâm của mỗi người đối với nhiều vị trí công việc mà họ hướng tới.
1.2. Tìm hiểu sơ lược nghề nhân sự
- Nhân sự là nghề phổ biến tại hầu hết các công ty, doanh nghiệp bởi đây là nghề nghiệp liên quan đến con người, chịu mọi trách nhiệm trong việc quản lý nguồn lực và các phúc lợi của con người.
Người làm nhân sự làm khá nhiều các công việc và đa dạng về các mảng: tuyển dụng, đào tạo, mảng hành chính…
Chính vì vậy mà việc xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nhân sự này luôn được đặc biệt quan tâm bởi sự đa dạng trong ngành nghề với nhiều vị trí khác nhau.
Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh sẽ như thế nào?
2. Tại sao cần xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nhân sự
Khi một doanh nghiệp hay cá nhân tập trung vào việc xây dựng lộ trình thăng tiến thì sẽ mang lại vô số những lợi ích không nhỏ cho cả đôi bên. Bơi mỗi một kế hoạch hay định hướng xây dựng con đường công danh đều tạo ra giá trị to lớn đối với cá nhân và cả doanh nghiệp. Cùng viecday365 tìm hiểu vai trò giá trị với những thông tin dưới đây:
2.1. Đối với doanh nghiệp
- Nhân sự đóng vai trò chủ chốt cho nên việc giữ chân được những nhân viên có tài năng, những người giỏi tiếp tục ở lại để cống hiến và làm việc cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển thuận lợi.
- Tăng cường sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp: việc chú trọng vào phát triển kỹ năng của những nhân viên kỳ cựu và có sự gắn bó lâu dài sẽ là điều mà doanh nghiệp nên hướng tới để có thể dễ dàng xây dựng nên một đội ngũ phát triển vững mạnh đồng thời cũng sẽ giảm thiểu được phần nào chi phí tuyển dụng nhân sự.
- Thu hút nguồn nhân tài dồi dào: việc đưa ra những lộ trình phát triển sự nghiệp trong nghề nhân sự một cách rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được giá trị và hình ảnh của bản thân nhiều hơn, từ đó tạo được chỗ đứng trên thị trường và sẽ có nhiều ứng viên giỏi, trình độ chuyên môn tốt sẽ tự tìm đến và hợp tác với doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện các chiến lược truyền thông bên ngoài.
- Giảm thiểu được tỷ lệ nghỉ việc cho công ty, doanh nghiệp: nếu một đơn vị doanh nghiệp không có sự xác định rõ ràng trong công việc sẽ gây ra khá nhiều sự trì trệ và mất năng lượng ở nhân viên. Họ sẽ không thấy được sự phát triển cũng như định hướng tầm nhìn, từ đó sẽ có nhiều cảm giác mệt mỏi và không muốn tiếp tục công việc. Vì vậy doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch lộ trình thăng tiến rõ ràng để nhân viên thấy được những lợi ích và cũng sẽ gắn bó lâu dài hơn với công ty.
2.2. Đối với cá nhân người lao động tại các công ty doanh nghiệp
- Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự sẽ là cơ hội để các HR bứt phá trong công việc, có cơ hội phát triển lên những vị trí cao hơn, phù hợp với khả năng và năng lực của cá nhân.
- Tạo ra được một ý chí làm việc có sự cầu tiến, luôn biết phấn đấu, học hỏi và phát triển bản thân lên những vị trí mới.
- Cải thiện được độ gắn kết và hiệu suất làm việc: Khi đã có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nhân viên sẽ lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, sẽ nhìn nhận được nhiệm vụ mình cần phải làm. Từ đó nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn và mang lại những lợi ích tốt đẹp cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên để có thể thăng tiến nhanh trên con đường công danh đó, thì mỗi cá nhân cần có sự học hỏi không ngừng, cố gắng trau dồi các kỹ năng chuyên môn, thiết lập kỷ cương, nguyên tắc làm việc hiệu quả để nhanh chóng thực hiện những mục tiêu đã đề ra để xứng đáng hưởng thành quả. Các doanh nghiệp cũng cần có chính sách quan tâm, hỗ trợ và đào tạo nhân viên trong môi trường chuyên nghiệp, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để nhân viên phát triển tài năng, tăng hiệu suất trong công việc.
Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên ngân hàng có thực dễ dàng
3. Lộ trình thăng tiến trong nghề nhân sự bao gồm những gì?
Công việc nào cũng vậy, nhân viên sẽ đi từ những vị trí thấp đến cao. Đối với nghề nhân sự, lộ trình thăng tiến được cụ thể như sau: Thực tập sinh nhân sự-> Điều phối viên nhân sự-> Chuyên viên nhân sự-> Trưởng phòng nhân sự-> Giám đốc nhân sự.
3.1. Vị trí Thực tập sinh nhân sự
Đây là vị trí còn được gọi với tên là HR Intern, là vị trí sẽ phù hợp với những bạn sinh viên đang theo học ngành nhân sự mong muốn có cơ hội được làm việc và học hỏi những vốn kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong nghề.
Vì đang là vị trí Thực tập sinh nên sẽ được giao những công việc cơ bản:
- Đăng bài tuyển dụng lên các trang web của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ các công tác truyền thông nội bộ, thực hiện cập nhật danh sách ứng viên trên hệ thống.
- Soạn thảo các văn bản hồ sơ, hợp đồng theo mẫu sẵn.
- Thực hiện những nhiệm vụ mà người quản lý giao phó.
3.2. Vị trí Điều phối viên nhân sự
Là vị trí nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. Công việc ở vị trí này có thể kiêm luôn các công việc của vị trí trợ lý nhân sự, thực hiện các công việc của một nhà tuyển dụng: hỗ trợ bộ phận nhân sự tuyển dụng nhân viên mới, hỗ trợ các thủ tục hành chính và thực hiện việc xử lý bảng lương.
3.3. Chuyên viên hành chính nhân sự
Chuyên viên hành chính nhân sự sẽ là vị trí mà bạn phải bắt đầu thực hiện một chức năng công việc cụ thể dành cho bản thân. Đó có thể là làm công việc của chuyên viên hành chính, chuyên viên C&B hoặc chuyên viên đào tạo và phát triển.
Ngoài công việc trên, người HR Specialist cong phải thực hiện các công việc:
- Tổ chức phỏng vấn ứng viên
- Thực hiện đánh giá nhân viên theo định ký, từ đó đưa ra các phương hướng chiến lược xây dựng lộ trình đào tạo cho nhân viên.
- Trả lời các thắc mắc về lương thưởng hay các thủ tục hành chính liên quan.
3.4. Vị trí người đứng đầu- Trưởng phòng nhân sự
Đây là vị trí mà khá nhiều ứng viên sẽ đưa ra trong phần mục tiêu dài hạn trong vòng 2-3 năm kể từ khi bắt đầu làm việc. Họ sẽ phải thực hiện rất nhiều các đầu việc khác nhau:
- Xây dựng chính sách, chiến lược nhân sự phù hợp với các chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.
- Lập kế hoạch tham mưu cho Ban lãnh đạo trước khi đưa ra quyết định về nhân sự.
- Xây dựng các chính sách liên quan về nhân sự: chế độ học việc, chế độ lương thưởng, các chính sách hỗ trợ nhân viên…
- Thực hiện đánh giá, giám sát và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự phù hợp.
- Quản lý và xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Thiết lập những nguyên tắc, quy định và các thủ tục về nhân sự.
3.5. Vị trí cấp cao - Giám đốc nhân sự - HR Director
Đây sẽ là người chịu trách nhiệm tổng thể về việc lên kế hoạch và triển khai các dự án nhân sự của doanh nghiệp.
Thực hiện điều hành bộ phận nhân sự và đưa ra các biện pháp giải quyết những vấn đề còn sai sót. Đồng thời đưa ra những đề xuất tuyển dụng nhân sự và bổ nhiệm nhân sự phù hợp để xây dựng hệ thống doanh nghiệp phát triển lâu bền.
Như vậy để có thể xây dựng được lộ trình thăng tiến trong nghề nhân sự thì bản thân mỗi cá nhân cần phải xác định được đúng tính chất công việc của từng vị trí mà mình mong muốn để cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra.
Lộ trình thăng tiến trong nghề nhân sự là điều mà cả doanh nghiệp và người lao động đều mong muốn bởi nó tạo ra những lợi ích to lớn cho cả đôi bên, cùng tạo ra sự phát triển không ngừng. Do vậy để con đường phát triển công danh được rộng mở thì đều cần có sự cố gắng và nỗ lực của cả đôi bên. Xác định mục tiêu kỹ càng, rèn luyện khả năng và trình độ chuyên môn vững chắc thì việc phát triển sự thăng tiến trong nghề nhân sự sẽ không còn là điều khó khăn với bạn. Mong rằng bạn sẽ luôn giữ vững tinh thần, lên kế hoạch rõ ràng cho bản thân và sớm chạm tới sự thành công trong lĩnh vực HR.