Google Search Console là gì? Công cụ hỗ trợ các bài viết như thế nào
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Google Search Console là một trong những công cụ hữu ích về việc quản lý website và tối ưu hóa cho các chuyên gia tiếp thị hoặc chuyên viên SEO. Hôm nay hãy cùng viecday365.com tìm hiểu về công cụ đa di năng này nhé.
1. Google Search Console là gì?
Google Search Console là một loại hình dịch vụ được chạy trên nền tảng Google và được sử dụng miễn phí. Đây là một trong những công cụ hữu ích giúp cho người dùng có thể theo dõi cũng như khắc phục các sự cố liên quan đến kỹ thuật hay giao diện trên trên trang web của mình trên kết quả hoạt động của Google. Bạn không nhất thiết phải đăng ký tài khoản nhưng hoàn toàn có thể nhận được kết quả hiển thị trên thanh tìm kiếm của Google. Nhưng để cải thiện chất lượng bài đăng hay website bạn phải thành thạo công cụ Search Console.
Xem thêm: Các loại hình kênh phân phối trong marketing phổ biến bạn nên biết
2. Công cụ báo cáo và những người nên sử dụng Google Search Console
2.1. Các hành động được báo cáo
Công cụ Google Search Console có khả năng hỗ trợ người dùng báo cáo các hành động liên quan tới trang web hoặc bài đăng của họ. Google có thể xác nhận và thu thập các dữ liệu mà trang web đang hoạt động một cách minh bạch. Các nội dung cập nhật nếu xảy ra các vấn đề về lỗi hoàn toàn có thể khắc phục qua cách được Google báo cáo để chỉnh lại các mục tiêu.
Google còn giúp bạn kiểm tra về lượng truy cập hoặc xem các dữ liệu mà người dùng muốn tìm hiểu trên các công cụ tìm kiếm: các từ khóa hiển thị, tần suất trang web của bạn xuất hiện trên top tìm kiếm, hay thậm trí là tần suất mà các người dùng truy cập vào những từ khóa mà trang web của bạn đề xuất.
Nhận các thông tin về vấn đề nội dung, các nội dung cấm hoặc spam trên trang web của bạn, đây là tính năng rất hữu ích giúp cho người quản lý các website có thể nắm bắt kịp thời những nội dung đang bị cấm.
Giúp hiển thị các trang web liên kết có nội dung hoặc các trang web có liên quan đến bạn.
Ngoài ra còn có thể khắc phục những vấn đề về AMP là khả năng liên kết tìm kiếm trên các thiết bị di động.
2.2. Những người nên sử dụng công cụ Google Search Console
Hầu hết những người có trang web hoặc đang quản lý một trang web nào đó, từ người mới dùng đến những người có kiến thức, từ những người có kiến thức đến chuyên gia, Search Console đều có thể giúp đỡ và tìm cho bạn những cách khắc phục tốt nhất. Những người hay sử dụng công cụ này là:
Chủ sở hữu doanh nghiệp: dù là doanh nghiệp gì thì khi được nhiều người biết tới với sự tích cực thì sẽ có doanh thu lớn hơn. Ví dụ như thực phẩm, dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm,… được biết đến càng nhiều nghĩa là chất lượng đang được nâng cao, các chỉ số kinh tế đang ở mức phát triển ổn định và có xu hướng tăng. Sơ lược về sự tăng trưởng như thế thì bạn mới có thể có những công cụ cho việc tối ưu hóa sự tìm kiếm này.
Chuyên gia SEO hoặc các nhà tiếp thị chuyên nghiệp: nếu tập trung vào việc tiếp thị trực tuyến thì không thể không kể đến công cụ Google Search Console trong việc theo dõi lưu lượng truy cập trang web. Tối ưu hóa các trang web giúp bạn có được giao diện đẹp hơn, có thể khiến lượng người truy cập trở lên nhiều hơn bao giờ hết. Các biện pháp nâng cấp giúp cho nhà quản lý website phân tích được khả năng tiếp thị của mình đến người dùng. Ngoài ra còn có thể kết hợp với các trang web khác để có được sự tối ưu hóa nhất, Analytics, AdWords và Google xu hướng.
Quản trị viên của các website: là một quản trị viên bạn cần xác định được cách vận hành trang web một cách đầy đủ và làm sao để có lượng người truy cập nhất định. Công cụ này giúp bạn dễ dàng theo dõi các trường hợp xấu xảy ra để nhanh chóng giải quyết, các vấn đề như tấn công bằng phần mềm độc hại hay có các loại virus khi truy cập vào trang web của bạn. Công cụ có những chế độ bảo trì giúp người quản lý dễ dàng nâng cấp trang web một cách nhanh chóng.
Nhà phát triển các website: nếu bạn đang cần tạo các thẻ hoặc mã đánh dấu thì bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ này để tối ưu hóa cách giải quyết các vấn đề thường gặp do lỗi cấu trúc.
Xem thêm: Phân biệt SEO và Google Adwords - Lựa chọn nào cho Marketing
3. Hướng dẫn sử dụng công cụ Google Search Console hiệu quả nhất
Là một công cụ khá quen thuộc nhưng cách dùng của nói thì không phải ai cũng biết, để có thể tận dụng tối đa hiệu quả và các chức năng của Google Search Console bạn có thể làm theo cách viecday365 hướng dẫn sau:
Trước tiên bạn cần đăng nhập website mà bạn quản lý vào trình duyệt của Google để xác minh tài khoản. Có thể xác minh bằng nhiều cách, một phương pháp đơn giản được nhiều người sử dụng phải kể đến là Yoast SEO.
Để quản lý website cũng như tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, bạn nên thêm sitemap. Sitemap này được thiết kế như một bản đồ website thu nhỏ, chứa các thông tin hình ảnh dữ liệu khác nhau,…Nếu có sitemap trong trang web của bạn thì lượt tìm kiếm và truy cập sẽ nhiều hơn, bởi tính chất của site này khá đơn giản, ngắn gọn, tập trung đúng trọng tâm của người đọc hơn là những bài phân tích dài cả trang.
Thiết lập tên miền cho trang web của bạn: đây là việc cần làm khi mới thành lập website. Người dùng sẽ không để ý chi tiết này nhưng người quản lý web cần lắm rõ để kiểm tra xem tên trang web của mình hiện ra như thế nào, có các đuôi chấm kèm sau hay không. Để tối ưu cho việc tìm kiếm thì các web thường ẩn đi “.www” để ngắn gọn và dễ tìm hơn. Cài đặt trạng thái này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào phần cài đặt của Google Search Console, ở mục Preferred domain bạn hãy chọn kiểu hiển thị mà bạn mong muốn.
Sử dụng tính năng Index: nếu muốn bài viết của mình có lượng truy cập cao bạn hãy sử dụng thêm tính năng Fetch as Google để robot có thể nhanh kiểm tra và quét các thông tin bạn đăng tải. Cách làm cũng khá đơn giản kể cả cho người mới bắt đầu, bạn chỉ cần điền đường link bài viết của bạn vào phần mềm có sẵn trên Google, chọn tính năng Fetch as Google. Còn muốn Index nhiều bài viết cùng một lúc thì bạn hãy chọn vào thanh công cụ Fetch And Render, các bài viết của bạn đăng tải sẽ được Google xử lý ngay sau đó.
Thống kê lượt tương tác, tìm kiếm: ngoài việc xử lý các bài viết cũng như báo cáo lỗi một cách nhanh chóng thì Google Search Console còn có khả năng thống kê lượt truy cập một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hệ thống sẽ thống kê được từng đầu mục mà các quản lý web cần biết như thứ hạng trung bình hiển thị, tỷ lệ số người truy cập vào trang web cũng như lượt hiển thị khi tìm kiếm. Với mỗi từ khóa website của bạn có bao nhiêu lượt hiện lên top gợi ý để người dùng truy cập. Hay các các quốc gia, thời gian, thậm chí là thiết bị của người dùng để truy cập trang web được hiển thị một cách đầy đủ và chính xác.
Bạn có thể xem các báo cáo này ở bất kỳ thời gian nào, không cần chờ tổng hợp từ Google theo tháng hay theo tuần, điều này giúp ích rất nhiều và giúp người quản lý web có những điều chỉnh chất lượng để bài đăng của mình được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tuy nhiên vì dữ liệu có giới hạn mà lại có quá nhiều đầu mục cần lưu ý nên bạn chỉ có thể xem thống kê các chỉ số trong vòng 3 tháng.
Thống kê số lượng backlink và link nội bộ ở hệ thống: backlink là một yếu tố cực kỳ quan trọng trọng đối với việc xếp hạng thứ tự của website. Nếu backlink xấu thì thứ hạng của website có thể trượt dốc thảm hại. Để kiểm soát việc bị đối thủ chơi xấu thì các tính năng của Google Search Console đã tổng hợp và đưa danh sách backlink đổ về cho người quản lý website thấy và thực hiện những điều chỉnh cho hợp lý.
Trên đây là các kiến thức mà bạn cần biết về Google Search Console để có thể quản lý website của mình một cách tốt nhất. Muốn quản lý tốt thì hãy sử dụng tối đa các công cụ mà Google có sẵn để có thể tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu cách làm và cho ra mắt một website có ích cho người dùng luôn nằm trên top tìm kiếm nhé.