Cách viết CV Sales Marketing cực chất cho ứng viên

Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Sale Marketing hiện đang là một trong nững ngành hot được rất nhiều người quan tâm và chú ý đến. tính chất năng động cũng như thu nhập ấn tượng là những lý do mà trở thành một Saler Marketing trở thành mong ước của nhiều người. Vậy làm sao để hồ sơ xin việc Sales Marketing của bạn đầy đủ và ấn tượng nhất. Bài viết sau đây sẽ chỉ bạn cách viết CV Sales Marketing cực chất cho ứng viên.

1. Cần chú ý những gì khi tạo CV Sales Marketing

1.1. Nội dung và những hình thức phù hợp với từng vị trí công việc 

Khi tạo một chiếc CV nói chung hay CV Sales Marketing nói riêng điều đầu tiên ban cần nắm rõ đó là mục tiêu cũng như những định hướng cụ thể của một chiếc CV tùy vào từng vị trí công việc. Cách đơn giản nhất để làm rõ nó là trả lời các câu hỏi như: Mục đích của bạn khi hướng đến công việc này là gì? Tính chất của vị trí công việc này yêu cầu một nhân viên như thế nào? Nhà tuyển dụng cần tìm những điều gì ở một ứng viên để tuyển dụng vào vị trí này,...

Khi tạo CV Sales Marketing cần chú ý điều gì

Khi đã có câu trả lời cho tất cả nghi vấn trên, bạn đã có một tương quan khá cụ thể và rõ ràng về những mục tiêu mà nội dung cũng như hình thức trong chiếc CV của mình đang hướng đến. Đặc biệt ngành Sales Marketing là một ngành nghề yêu cầu tính sáng tạo cũng như linh hoạt khá cao, chính vì vậy mà CV của bạn cũng cần thể hiện nổi bật được những yếu tố đó để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sự tính tế cũng như một phần trong tính chuyên môn của bạn. Tệ nhất là khi những ứng viên nộp CV vào những ngành nghề mình yêu thích trong công ty hay doanh nghiệp nhưng lại không để tâm đến những yêu cầu cũng như tính chất của công việc đó để chuẩn bị hồ sơ cũng như những tác phong và cách thể hiện sao cho phù hợp, dẫn đến việc mặc dù năng lực rất tốt nhưng lại bị loại ngay từ những vòng đầu.

1.2. Những khía cạnh quan trọng nhất trong CV Sales Marketing là gì?

Dựa trên tính chất công việc, hãy tưởng tượng chiếc CV của bạn giống như một bản quảng cáo chi tiết về bản thân mà trong đó đối tượng tiếp nhận là nhà tuyển dụng. Vậy khi này, bạn sẽ tiếp tục trả lời những câu hỏi mà bản thân tự đưa ra như: “Bản quảng cáo này sẽ bao gồm những phần gì?”, “Cần có những yếu tố nào để có thể tiếp cận và gây ấn tượng với “khách hàng” hiệu quả nhất?”,....Và sau đây là những nội dung cũng như những khía cạnh nổi bật mà bạn cần lưu ý trong các phần khi tạo một chiếc Cv Sales Marketing mà viecday365.com gửi đến bạn như sau.

Tìm hiểu về những khía cạnh quan trọng cần có trong CV Sales Marketing

1.2.1. Phần giới thiệu bản thân và thông tin cá nhân

Phần giới thiệu bản thân là phần đầu tiên trong một chiếc CV để nhà tuyển dụng biết đến bạn. Phần này thường chỉ bao gồm một đến hai câu và bạn không cần phải viết quá chi tiết. Phần giới thiệu này cũng không bắt buộc phải theo một tieeu chuẩn mẫu nhất định, bạn có thể giới thiệu sơ về tính cách cũng như lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Hãy nhớ là chỉ gói gọn nội dung phần này trong một đến hai câu thôi nhé, tránh phần giới thiệu quá dài dòng khiến bạn mất nhiều thời gian cũng như những nội dung quan trọng hơn ở phía dưới.

Đối với phần thông tin cá nhân, bạn chỉ cần ghi rõ một vài thông tin cần thiết như họ tên, tuổi, ngày sinh cũng như những thông tin mà nhà tuyển dụng cần nắm bắt để liên lạc với bạn. Không giống như bản khai sơ yếu lý lịch cần tập trung toàn bộ vào thông tin cá nhân của ứng viên. Trong một chiếc CV xin việc, thông tin cá nhân chỉ là một phần thiết yếu để nhà tuyển dụng nắm bắt nhưng thông tin sơ bộ cũng như phương thức liên lạc với bạn.

Viết mục thông tin cá nhân trong CV Sales Marketing

1.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung khá quan trọng khi bạn làm một chiếc CV xin việc Sales Marketing. Ở phần này ứng viên sẽ ghi những định hướng cũng như mục tiêu mà bản thân hướng đến khi được tuyển dụng trong khoảng thời gian tới. Đây có thể là những dự định ngắn hạn và dài hạn mà bạn sẽ phát triển cho bản thân cũng như đóng góp cho công ty. Một điều lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp mà các ứng viên rất hay mắc lỗi đó là không nên chỉ viết ra những mục tiêu cho bản thân mà còn cần đề ra những đóng góp mà bạn sẽ làm được cho công ty. Đây không chỉ là một trong những điều quantrojng khi viết mục tiêu việc làm mà còn cho thấy tinh thần cũng như nhiệt huyết của ứng viên đối với công việc.

Viết mục thông tin cá nhân trong CV Sales Marketing như thế nào

1.2.3. Phần trình độ học vấn và kĩ năng làm việc

Đây là hai phần nội dung quan trọng nhất khi viết CV Sales Marketing, và cũng được ứng viên đầu tư nhiều thời gian cũng như là phần mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

Ở phần trình độ học vấn, ứng viên hãy liệt kê những trường học mà mình đã học, hoặc các chương trình đào tạo, huấn luyện, cao đẳng, đại học khác,...Những phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết biết được nhiều thông tin hơn về bạn cũng như xem xét về chuyên ngành mà bạn học có liên quan đến chuyên môn của vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không.

Đối với phần kinh nghiệm làm việc ứng viên thường phải mất khá nhiều thời gian cũng như cân nhắc kĩ lưỡng khi điền thông tin. Đặc biệt là những ứng viên mới tốt nghiệp ra trường có kinh nghiệm làm việc khá khiêm tốn và lo sợ rằng đây sẽ là một điểm yếu khi ứng tuyển. Về phần này bạn không cần quá lo lắng vì nhà tuyển dụng sẽ xem xét hồ sơ tổng quát cũng như đánh giá một cách khách quan nhất dựa trên học vấn, tác phong cũng như những kĩ năng và thế mạnh của bạn. Bạn có thể ghi những kinh nghiệm làm thêm hoặc part-time liên quan đến Sales Marketing nhưng tuyệt nhiên đừng bỏ trống phần hoặc bỏ luôn phần này nhé, bởi đây là một thiếu sót vô cùng nghiêm trong trong CV xin việc Sales Marketing đó.

Trình độ học vấn và kĩ năng trong CV Sales Marketing

1.2.4. Phần thế mạnh và thành tích nổi bật

Hai phần này đóng vai trò bổ trợ và hoàn thiện cho phần nội dung của CV. Đặc biệt khi bạn là một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì điều tiếp theo nhà tuyển dụng chú ý đến đó là thế mạnh cũng như những kĩ năng mà bạn có. Bạn có thể trình bày tách nội dung thế mạnh và kĩ năng ra làm hai phần hoặc cũng có thể gộp thành 1 nếu những nội dung bạn muốn trình bày không chiếm nhiều diện tích. Ở phần này bạn hãy liệt kê những điểm mạnh của bản thân liên quan đến nghề nghiệp như khả năng giao tiếp, khả năng phát hiện và xử lý vấn đề, khả năng thuyết phục, đàm phán,...Còn kĩ năng có thể là những kĩ năng như khả năng ngoại nữ, kĩ năng tin học văn phòng,...Đây đều là những thông tin cần thiết và vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng đánh gia xem năng lực của bạn có đáp ứng đủ cũng như phù hợp với công việc hay không.

Rất nhiều ứng viên đã tạo được ấn tượng bạn đầu vô cùng tốt với nhà tuyển dụng nhờ vào những thành tích vô cùng nổi bật. Ở phần này bạn sẽ kể ra những mục tiêu hay những thành tích mà bạn đã đạt được hoặc các loại giấy chứng chỉ, chứng nhận có liên quan đến chuyên ngành Sales Marketing như giải thưởng về các cuộc thi về Marketing cho sinh viên hay giấy chứng nhận từ những dự án liên quan.

Xem thêm: Cách viết CV Nam Á Bank chuyên nghiệp và ấn tượng

Trình bày thế mạnh của bản thân trong CV Sales Marketing như thế nào

2. Những lỗi sai ứng viên hay mắc phải khi làm CV Sales Marketing

2.1. Trình bày hình thức không phù hợp

Đối với những Cv tự thiết kế, một lỗi các ứng viên rất hay mắc phải đó là sử dụng bô cục hay chọn phông chữ và phối màu không phù hợp dẫn đến tổng thể bị rối mắt, nội dung không sắp xếp rõ ràng và nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao mặc dù bạn là một người có năng lực. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều những mẫu CV có sẵn tùy vào từng ngành nghề cho ứng viên lựa chọn nên trình trạng này không còn phổ biến. Một điều nữa là ảnh cá nhân trên CV không phù hợp như ảnh quá mờ, góc chụp quá gần hoặc quá xa hay trang phục trong ảnh không phù hợp,...Những nhược điểm này tuy rất nhỏ thông nhưng sẽ khiến CV của bạn bị trừ điểm khá nhiều đấy.

Những lỗi ứng viên thường gặp khi viết CV Sales Marketing

2.2. Lỗi về nội dung

Những lỗi về nội dung có vẻ thường nghiêm trọng và phổ biến hơn những lỗi về hình thức. Đó là khi ứng viên tập trung quá nhiều vào một phần không trọng tâm trong CV mà gần như bỏ quên tất cả các nội dung khác hay trong qua trình viết CV ứng viên liệt kê tất cả các kinh nghiệm, thế mạnh hay chứng chỉ mà mình có mặc dù nó không liên quan và không có tác dụng hỗ trợ trong chuyên môn công việc đang ứng tuyển, khiến cho Cv dài dòng, lan man và thiếu chuyên nghiệp. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng mà bất kì ai nộp CV xin việc cũng cần lưu ý

Trên đây là một vài kinh nghiệm cũng như lưu ý khi viết CV Sales Marketing. Hi vọng qua bài biết vừa rồi độc giả đã có thêm những ghi nhớ bổ ích có thể vận dụng hiệu quả khi tạo cho mình một chiếc CV thật ấn tượng và chỉnh chu.