CV Business Analyst – Cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Tác giả: Phùng Hà 19-05-2024

Một CV Business Analyst sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến ước mơ trở thành một BA trong các công ty hiện nay. Một CV xin việc Business Analyst chất lượng và ấn tượng sẽ được tạo như thế nào? Đọc ngay những thông tin chia sẻ tại bài viết này và bạn sẽ có được đáp án mà bản thân muốn để nhanh chóng ứng tuyển thành công Business Analyst.

1. Ưu điểm khi tạo CV Business Analyst chuẩn là gì?

CV Business Analyst chính là một dạng tài liệu cung cấp các thông tin ứng tuyển cho vị trí Business Analyst hay vị trí BA trong các doanh nghiệp hiện nay. Một CV Business Analyst chuẩn sẽ giúp nhân viên phân tích kinh doanh nhận được nhiều lợi thế như:

Ưu điểm khi tạo CV Business Analyst chuẩn là gì?

Thứ nhất, làm nổi bật được khả năng phân tích kinh doanh của mình khi ứng tuyển trở thành Business Analyst trong các doanh nghiệp hiện nay trước nhiều ứng viên. Việc đưa ra một CV xin việc chuẩn cho vị trí Business Analyst sẽ giúp bạn đưa những thông tin chất lượng và vượt trội trước nhiều ứng viên khác cho nhà tuyển dụng thấy được điều này sẽ giúp bạn có lợi thế.

Thứ hai, một CV xin việc Business Analyst chuẩn giúp bạn có được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bởi nội dung ấn tượng và cách thể hiện Background của CV xin việc chuẩn. Một điều nhỏ qua cách bạn trình bày bố cục cũng giúp bạn có được lợi thế và để lại được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hiện nay.

Thứ ba, một CV Business Analyst chuẩn là bạn biết công ty muốn tìm kiếm ứng viên như thế nào, biết cách lựa chọn ngôn ngữ sử dụng trong CV khi ứng tuyển để tạo lợi thế cho bản thân và cũng là cách giúp bản thân tỏa sáng trước vị trí ứng tuyển Business Analyst trong các công ty hiện nay.

Như vậy, sở hữu một CV Business Analyst chuẩn rất quan trọng nó không chỉ tạo lợi thế mà còn giúp bạn có được những ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, thông qua đó CV xin việc bạn gửi đến nhà tuyển dụng nhanh chóng vượt qua các vòng và tiến gần hơn đến vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng.

Việc làm IT phần mềm

2. Những nội dung cần viết trong CV Business Analyst chuyên nghiệp

Biết được việc tạo ra một CV Business Analyst chuẩn rất cần thiết cho bạn khi ứng tuyển vị trí công việc này tại các công ty hiện nay, vậy hãy đọc ngay chia sẻ ở dưới để biết cách viết nội dung trong một bản CV xin việc Business Analyst như thế nào để có được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng hiện nay, như sau:

Những nội dung cần viết trong CV Business Analyst chuyên nghiệp

2.1. Personal Information – Thông tin cá nhân

Personal Information luôn là phần thông tin được đưa lên đầu trong CV xin việc Business Analyst. Với thông tin cá nhân bạn cung cấp này, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết và phân biệt bạn với các ứng viên khác, đặc biệt là giúp các nhà tuyển dụng tránh việc nhầm lẫn bạn với các ứng viên khác khi cũng ứng tuyển vào một vị trí phân tích kinh doanh hiện nay tại công ty.

Trong thông tin cá nhân bạn cần đề cập và cung cấp trong CV xin việc Business Analyst của mình gồm có: Họ và tên của bản thân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, địa chỉ email, số điện thoại, giới tính, quê quán.

Đặc biệt trong phần thông tin này bạn nên chú trọng đến email đề cập và ảnh đại diện của bản thân. Phải lựa chọn và để thông tin email nghiêm túc, cùng với đó là một ảnh đại diện nhìn rõ mặt và có phần “lung linh” của bản thân giúp tạo được thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng hiện nay.

Personal Information – Thông tin cá nhân trong CV Business Analys

2.2. Summary Objective – Mục tiêu tóm tắt

Phần mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng, tuy nhiên bạn cần phải viết tóm tắt nội dung này với các ý chính về mục tiêu bạn đặt ra cho bản thân với vị trí công việc là Business Analyst như thế nào. Mục tiêu càng ngắn ngọn, càng rõ ràng sẽ càng có được hiệu quả tốt nhất thuyết phục nhà tuyển dụng hiện nay.

Đặc biệt hãy tìm hiểu thật kỹ về vị trí Business Analyst để có thể đưa ra được một phần mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và có sức thuyết phục tốt nhất. Bạn có thể cụ thể hóa mục tiêu nghề nghiệp bằng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bản thân với vị trí Business Analyst và tại công ty. Một người biết đặt mục tiêu là người sống có kế hoạch và biết đưa ra các hoạt động để đạt được mục tiêu mình đã đặt ra trong công việc, điều này khiến nhà tuyển dụng thích mê.

2.3. Education and Background – Giáo dục và nền tảng hay chuyên môn

Education and Background – Giáo dục và nền tảng hay chuyên môn

Thông tin về giáo dục và nền tảng chuyên môn của bạn rất quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí Business Analyst trông các công ty hiện nay. Để trở thành một Business Analyst và ứng tuyển thành công vào vị trí công việc này, bạn sẽ có lợi thế khi được học và đào tạo với các chuyên ngành về kinh tế từ bậc đại học trở lên. Đặc biệt với các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, kinh tế, kế toán,… 

Hãy cung cấp đầy đủ các thông tin về trường học, cấp học, năm học và điểm tốt nghiệp của bạn để chứng minh tốt nhất cho công việc của bạn trước nhà tuyển dụng và thể hiện điểm vượt trội hơn các ứng viên khác khi tranh tuyển vào vị trí Business Analyst hiện nay.

2.4. Professional Background – Nền tảng chuyên nghiệp hay chứng chỉ

Bên cạnh viện đề cập đến trình độ học vấn và nền tảng giáo dục chuyên môn mà bạn có, hãy đề cập đến các chứng chỉ bạn sở hữu liên quan mật thiết và hỗ trợ đắc lực cho Business Analyst sẽ giúp bạn thể hiện năng lực của bản thân trước nhà tuyển dụng đó nhé! Bạn có thể đề cập đến một số chứng chỉ liên quan đến Business Analyst như sau:

Professional Background – Nền tảng chuyên nghiệp hay chứng chỉ

+ Đã từng tham gia vào khóa học, đào tạo chuyên nghiệp và bài bản về Business Analyst của các cơ sở đào tạo, trung tâm có uy tín và chất lượng, tên tuổi trên thị trường hiện nay.

+ Tham gia vào các khoa học BỊ, lập trình web, SQL,..

Hãy đề cập đến toàn bộ chứng chỉ hoặc các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn mà bạn đã từng tham gia, thông qua các thông tin cung cấp này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc đánh giá chuyên môn của bạn trước các ứng viên khác hiện nay đó nhé!

Mô tả công việc Business Analyst

2.5. Working experience – Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng đó nhé, hãy đề cập ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin giúp bản thân chứng minh được mình là người có kinh nghiệm và thích hợp với vị trí Business Analyst mà công ty đang tuyển dụng. 

Nếu bạn đã từng làm việc tại vị trí tương đương hoặc có liên quan sẽ là lợi thế tốt nhất cho bạn khi ứng tuyển vào vị trí công việc này. Thông qua kinh nghiệm bạn cung cấp và đề cập chi tiết trong CV xin việc Business Analyst sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn và có điểm nổi trội hơn các ứng viên khác rất nhiều.

Hãy trình bày kinh nghiệm làm việc với các thông tin từ tên công ty, thời gian làm việc tại đó, vị trí bạn đảm nhận và mô tả một chút ngắn gọn về công việc mà bạn thực hiện tại đó như thế nào để chứng minh và thể hiện tốt nhất kinh nghiệm làm việc liên quan đến Business Analyst mà bản thân có được và đã tích lũy được từ công việc trước đây. Thông qua đó sẽ tạo bàn đạp tốt giúp bạn ứng tuyển vào môi trường tốt hơn và tại công ty bạn mong muốn.

Working experience – Kinh nghiệm làm việc

2.6. Professional Skill – Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn rất quan trọng khi đưa vào CV xin việc Business Analyst đó nhé, thông qua kỹ năng thể hiện phần nào đó năng lực của bản thân với vị trí bạn ứng tuyển và cũng cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có đầy đủ các kỹ năng cần thiết mà một Business Analyst cần có để hoàn thành tốt nhất công việc của mình tại công ty.

Bạn có thể đề cập đến các kỹ năng chuyên môn phục vụ tốt cho Business Analyst như:

+ Kỹ năng đàm phán khách hàng và xử lý vấn đề bất ngờ xảy ra.

+ Kỹ năng thiết kế và lập trình web.

+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và công suất.

+ Kỹ năng tiếng Anh chuyên nghiệp và giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Đó là một số kỹ năng bạn nên đưa vào CV xin việc để thể hiện và hỗ trợ thêm phần nào đó cho năng lực của bản thân chứng minh trước nhà tuyển dụng. Hãy đưa ra thang đo cho kỹ năng của bạn để đánh giá khách quan nhất với các kỹ năng mà bạn có nhé!

2.7. Achievement and award – Thành tích và giải thưởng

Achievement and award – Thành tích và giải thưởng

Thành tích và giải thưởng cũng sẽ là một phần khích lễ rất lớn khi bạn ứng tuyển trước các nhà tuyển dụng và các ứng viên khác. Hãy đề cập đến những thành tích nổi bật trong học tập hoặc trong công việc mà bạn đã đạt được trước đây để chứng minh thêm phần nào đó cho năng lực của bản thân.

Đặc biệt khi nhắc đến các thành tích và giải thưởng, nếu có giấy chứng nhận, hoặc giấy khen khi gửi CV xin việc Business Analyst hãy đính kèm trong file nhé!

2.8. Interests – Sở thích

Sở thích nhiều bạn cho rằng nó chỉ là phần thông tin ngoài lề không nên đưa vào CV xin việc Business Analyst, điều này là hoàn toàn sai lầm đó nhé. Việc đưa sở thích của bạn cũng giúp nhà tuyển dụng hiểu về tính cách và con người của bạn, thông qua đó cũng có thể đánh giá được phần nào đó con người bạn và văn hóa công ty có hợp nhau hay không.

Đặc biệt phần sở thích cũng là cách bạn thể hiện cá tính riêng của bản thân mình, những hứng thú hãy những vấn đề bạn quan tâm để nhà tuyển dụng biết được và tạo được hứng thú hơn nữa về bạn với nhà tuyển dụng qua CV Business Analyst bạn cung cấp cho họ.

CV xin việc

Interests – Sở thích

3. Một số lưu ý khi tạo CV Business Analyst

Thông qua những thông tin chia sẻ trong phần thứ 2 của bài viết này giúp bạn viết được cách viết và tạo ra nội dung một CV Business Analyst chuẩn như thế nào? Vậy, để tạo mẫu CV xin việc Business Analyst chuẩn, đẹp và chất lượng ngoài nội dung ấn tượng là chưa đủ mà bạn còn cần phải đảm bảo một số vấn đề cần lưu ý để tạo CV hoàn hảo như sau:

Thứ nhất, viết đúng chính tả với toàn bộ nội dung trong CV xin việc Business Analyst. Đặc biệt đó chính là phải đồng ngôn ngữ sử dụng, nếu bạn viết CV Business Analyst bằng tiếng Anh thì phải đồng nhất từ đầu đến cuối CV và tiếng Việt cũng thế. Tốt nhất hãy chọn CV xin việc Business Analyst viết bằng tiếng Anh để ghi được điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

Một số lưu ý khi tạo CV Business Analyst

Thứ hai, trình bày toàn bộ nội dung hết sức ngắn gọn, súc tích vấn đề và làm nội bật được việc làm tại vị trí Business Analyst khi ứng tuyển vào công ty.

Thứ ba, thực hiện định dạng chuẩn cho CV xin việc Business Analyst bạn tạo ra. Đặc biệt trong trường hợp gửi file mềm quan email hãy chọn định dạng cho CV Business Analyst của bạn ở PDF để không làm thay đổi nội dung do bị sai phông chữ khi gửi file đến nhà tuyển dụng.

Thứ tư, hãy kiểm tra thật kỹ và chi tiết lại toàn bộ thông tin và các vấn đề trước khi lưu và quyết định gửi đến nhà tuyển dụng. Hành động này của bạn sẽ giúp bạn phát hiện được những điểm sai sót của mình và kịp thời sửa đổi để có bản CV Business Analyst hoàn hảo nhất gửi đến nhà tuyển dụng hiện nay.

Thứ năm, bạn có thể tải mẫu CV xin việc Business Analyst cực chuẩn và cực nhanh về để sử dụng với viecday365.com. Tại đây bạn có thể thoải mái lựa chọn phong cách và màu sắc của CV phù hợp với tính cách của bản thân, đặc biệt là có thể tham khảo phần nội dung được gợi ý chi tiết, chất lượng giúp bạn có được CV Business Analyst ấn tượng nhất để gửi đến nhà tuyển dụng.

Tuyển dụng

Một số lưu ý khi tạo CV Business Analyst

Qua chia sẻ về CV Business Analyst trong bài viết này giúp bạn không chỉ biết được một CV xin việc Business Analyst chuẩn đem lại cho bạn những ưu điểm như thế nào mà còn biết cách để tạo ra được nội dung chất lượng, một CV xin việc hoàn hảo giúp bạn thân ứng tuyển thành công vào vị trí Business Analyst trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay.