Đầy đủ thông tin liên quan đến chứng chỉ hành nghề xây dựng

Theo dõi viecday365 tại
Bảo Vy tác giả viecday365.com Tác giả: Bảo Vy

Ngày đăng: 28-05-2024

Ngành xây dựng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế, chính trị, và xã hội của mọi nước trên thế giới. Chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hay cá nhân liên quan, để có thể đảm bảo về trình độ, chức năng của các đơn vị này. Để có hiểu biết sâu sắc hơn về chứng chỉ này, hãy cùng viecday365.com nghiên cứu nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm kỹ sư xây dựng

1. Khái niệm về chứng chỉ hành nghề xây dựng và tính chất pháp lý

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là một dạng biên bản cấp phép cho các doanh nghiệp, tổ chức bởi Bộ hoặc Sở xây dựng. Những cá nhân khi và chỉ khi sở hữu văn bản này mới được phép tham gia, khởi tạo những hoạt động về xây dựng một cách độc lập. Họ có thể công tác với vai trò là chủ nhiệm, giám sát trưởng,... theo đúng quy định luật pháp. Chứng chỉ hành nghề xây dựng là nguyên tắc bắt buộc nằm trong bộ Luật xây dựng - Điều 148. Mọi hành vi chống đối, giả mạo giấy tờ này nghiễm nhiên đều coi là vi phạm luật pháp.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng khái niệm là gì?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng khái niệm là gì?

Thật ra tờ chứng chỉ này không đơn thuần chỉ là công cụ “đối phó” với những quy định pháp luật. Vấn đề quan trọng ở đây là văn bản này đánh giá chính xác khả năng, trình độ, mức độ bảo hiểm của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động xây dựng. Từ đó tạo được niềm tin, sự uy tín cho nhiều mối quan hệ liên quan tới công việc.

Về những vấn đề pháp lý, chứng chỉ hành nghề xây dựng có cơ sở dựa vào một số điều luật như:

- Số 50/2024/QH13 trong bộ Luật Xây Dựng từ ngày 18/6/2024.

- Nghị định mà Chính phủ ban hành về vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng ở số 59/2024/NĐ-CP.

- Thông tư Bộ Xây dựng ban hành liên quan đến hướng dẫn nội dung của chứng chỉ hành nghề xây dựng, năng lực xây dựng, cũng như quản lý công việc của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam, thuộc số 8/2024/TT-BXD. 

Ngoài ra, còn một vài quy tắc, nghị định của Chính phủ cũng như Bộ ngành liên quan đưa ra về điều kiện đầu tư kinh doanh, hay các thủ tục hành chính cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu cv xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường

2. Chứng chỉ hành nghề xây dựng được yêu cầu ở những đơn vị nào?

Thông thường, chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được đòi hỏi phải có ở hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức. Ngoài ra, những cá nhân liên quan và chiếm những chức vụ, trọng trách cao trong hoạt động này cũng phải có. Đây là điều kiện cần để đảm bảo những người này có thể đảm bảo và có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc xây dựng. Một vài ví dụ cụ thể đối với những đơn vị cần có văn bản này:

Ai cần có chứng chỉ này?
Ai cần có chứng chỉ này?

- Giám sát thi công trong các dự án

- Khảo sát địa điểm thi công

- Thực hiện quy hoạch, thiết kế xây dựng công trình

- Quản lý, định giá các dự án xây dựng

Tạo CV online

3. Chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm những loại nào?

Sự phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng xảy ra dựa trên sự phân bổ những lĩnh vực riêng biệt trong ngành này. Không những thế, với mỗi thể loại lại được chia làm ba cấp độ từ chứng chỉ hạng nhất đến hạng nhì rồi hạng ba, tuỳ thuộc vào trình độ của cá nhân, tổ chức. Chia theo hạng mục thì có thể lấy một vài ví dụ về văn bản này như:

Chứng chỉ hành nghề xây dựng phân theo lĩnh vực
Chứng chỉ hành nghề xây dựng phân theo lĩnh vực

- Chứng chỉ hành nghề thiết kế các loại dự án, công trình xây dựng.

- Chứng chỉ hành nghề xây dựng cho việc khảo sát địa chất, địa hình.

- Chứng chỉ cho vấn đề kiểm định, hay giám sát các công trình, dự án.

- Chứng chỉ để cấp phép cho hoạt động định giá dự án, công trình xây dựng.

Xem thêm: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành xây dựng hay nhất

4. Chứng chỉ hành nghề xây dựng được cấp bởi cơ quan nào? Thời hạn của văn bản này có giá trị bao lâu?

4.1. Cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp chứng chỉ

Để sở hữu được tấm “kim bài” của ngành xây dựng này, tổ chức, doanh nghiệp cần tìm đến những đơn vị có đầy đủ chức năng cho việc làm này.

Đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng nhất, bạn cần tìm đến Cục quản lý xây dựng tại địa phương để xin cấp phép. Địa điểm này có thể là thuộc vị trí bạn đăng ký hoạt động xây dựng dự án, hoặc là nơi bạn đăng ký hộ khẩu tạm trú tạm vắng.

Cơ quan nào có thể cấp văn bản này?
Cơ quan nào có thể cấp văn bản này?

Sự khác biệt đối với chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng hai và ba là bạn cần xin giấy phép này tại Sở xây dựng. Tương tự với chứng chỉ hạng nhất, các bạn cũng cần tìm đến Sở của địa phương mình hoạt động xây dựng công trình hay vị trí trong hộ khẩu, nơi tạm trú tạm vắng.

4.2. Thời gian hiệu lực của chứng chỉ hành nghề xây dựng

Đối với toàn bộ những hình thức, lĩnh vực, cũng như cấp bậc của chứng chỉ hành nghề xây dựng, thời hạn dành cho văn bản này đều là 5 năm. Đây là luật dựa trên thông tư số 08/2024/TT-BXD và quyết định 100/2024/TT-CP, áp dụng trên toàn cơ quan, cá nhân liên quan trên phạm vi toàn quốc. Điều này đồng nghĩa với việc sau mỗi 5 năm, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đi xin cấp phép lại chứng chỉ này. Vậy thì khi đi xin chứng chỉ hành nghề xây dựng cần mang theo các loại giấy tờ gì?

Xem thêm: Việc làm kế toán xây dựng

5. Để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng thì đòi hỏi những gì?

Đối với từng mức độ chứng chỉ hành nghề xây dựng, điều kiện yêu cầu giữa chúng tương đối là khác nhau. Tuy nhiên, có một số điểm chung giữa các cấp độ của chứng chỉ như sau:

Yêu cầu để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Yêu cầu để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

- Cá nhân xin chứng chỉ hành nghề xây dựng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có xác nhận cư trú, làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

- Có đầy đủ nhận thức, năng lực dân sự, và trách nhiệm đối với những hoạt động xây dựng trước luật pháp Nhà nước.

- Xin đề nghị vượt qua bài kiểm tra sát hạch để đảm bảo đáp ứng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn đối với ngành nghề.

Ngoài ra, mỗi cấp độ chứng chỉ hành nghề xây dựng lại có những đòi hỏi đặc thù, riêng biệt:

- Đối với chứng chỉ loại 1, những cá nhân, tổ chức muốn được cấp phép giấy này cần có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học, với chuyên ngành liên quan, thích hợp đến hoạt động xây dựng muốn thực hiện. Song song với đó là bạn cần phải có một kinh nghiệm làm việc dày dặn trong môi trường này ít nhất 7 năm.

- Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 là chứng chỉ có cấp bậc thấp hơn với điều kiện bớt khắt khe so với hạng nhất. Tương tự, tối thiểu ứng viên cũng cần phải có học vấn ở bậc Đại học, cùng với đó là kinh nghiệm lao động chuyên môn từ 5 năm trở lên.

- Chứng chỉ hành nghề hạng 3, hạng thấp nhất thì cho phép cả những cá nhân có trình độ Trung cấp, Cao đẳng có thể hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, đối tượng này cũng cần phải có hoạt động trong ngành tối thiểu là 5 năm. Còn đối với những người có bằng Đại học thì chỉ cần 3 năm kinh nghiệm là xin được giấy phép này rồi.

Hồ sơ để xin giấy phép
Hồ sơ để xin giấy phép

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện trên, các bạn sẽ cần chuẩn bị một số hồ sơ, giấy tờ sau để xin được chứng chỉ hành nghề xây dựng:

- Hai ảnh thẻ chân dung kích cỡ 4x6 với phông nền trắng được chụp trong thời gian không quá 6 tháng trước khi xin chứng chỉ hành nghề xây dựng.

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo đúng chuẩn mẫu quy định của Bộ Xây dựng thuộc nghị định của Chính phủ ban hành.

- Tư liệu, hình ảnh xác thực giấy phép hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng.

- 2 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp tùy thuộc.

- 1 giấy khai báo những kinh nghiệm hoạt động thực tế trong chuyên môn liên quan đến chứng chỉ cần xin cấp phép.

Trên đây, viecday365.com đã mang đến những khái niệm liên quan đến chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng các bạn sớm có thể hoàn thành chuẩn chỉnh và nhanh chóng những giấy tờ này!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1084 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT