Tổng hợp các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp hiện nay

Tác giả: Hoàng Châu Lâm 18-09-2024

Bán hàng là quá trình trao đổi sản phẩm giữa người bán và người mua, người mua sẽ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ và người bán sẽ nhận được tiền do người mua đưa để trao đổi. Hiện nay, có rất nhiều phương thức bán hàng khác nhau, bạn biết có những phương thức bán hàng nào trong doanh nghiệp hay chưa? Cùng viecday365.com tìm hiểu các phương thức bán hàng và đặc điểm của các phương thức này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bạn đã biết phương thức bán hàng là gì?

Phương thức bán hàng là cách thức và phương pháp bán hàng giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và mang lại lợi nhuận cao. Có rất nhiều phương thức bán hàng ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp sẽ tùy theo nhu cầu và mặt hàng của mình mà đưa ra phương thức bán hàng cho phù hợp.

Phương thức bán hàng có nghĩa là gì

Các phương thức này được chia làm hai nhóm lớn là doanh nghiệp thương mại nội địa và doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong đó, doanh nghiệp thương mại có bán buôn và bán lẻ, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.

2. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nội địa

Phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại nội địa, như đã nói phần trên, có 2 hình thức là bán buôn và bán lẻ, và được chia ra theo các hình thức khác nhau.

2.1. Phương thức bán buôn hàng hóa

Bán buôn hàng hóa là hình thức bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo số lượng hơn, được chiết khấu cao hoặc giá gốc theo giá trị lô hàng đó. Bán buôn thường được áp dụng cho các nhà trung gian khác như đại lý, tổng đại lý, nhà phân phối bán lẻ…

Phương thức bán buôn hàng hóa theo số lượng lớn

Phương thức này có ưu điểm rất lớn đó là thu hồi vốn nhanh cho doanh nghiệp nhờ các vòng quay của vốn do tiêu thụ được số lượng hàng hóa vô cùng lớn. Tuy vậy, phương thức này cũng có nhược điểm là vì doanh nghiệp là bên trung gian nên dễ bị khủng hoảng thừa do tiêu thụ, nếu bên mua hàng thiếu thiện chí hoặc chậm thanh toán thì có thể bị chiếm dụng hoặc thu hồi vốn chậm.

Bán buôn sẽ chia làm hai phương thức là bán buôn qua kho hoặc buôn hàng hóa bằng cách vận chuyển thẳng.

2.1.1. Buôn hàng hóa qua kho

Với phương thức này, các hàng hóa được buôn qua kho sẽ được xuất từ các kho hàng của doanh nghiệp. Bán buôn sẽ chia làm hai hình thức là giao hàng trực tiếp và chuyển hàng.

- Buôn hàng hóa qua kho bằng hình thức giao hàng trực tiếp: Những người mua hàng sẽ cử người đến kho hàng của doanh nghiệp để nhận sản phẩm, hàng hóa. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ xuất hàng hóa trực tiếp cho đại diện bên mua và sau khi bên mua nhận đủ hàng hóa, thanh toán hoặc để công nợ, thì mặt hàng đó chính thức được coi là đã tiêu thụ.

- Buôn hàng hóa qua kho bằng hình thức chuyển hàng: Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp chuyển hàng từ kho đến người mua. Doanh nghiệp có thể dựa theo hợp đồng đã ký kết trước đó hoặc theo các đơn đặt hàng từ người mua. Khi đó, doanh nghiệp sẽ dùng phương tiện chuyển hàng hóa của mình hoặc có thể đi thuê ngoài, chuyển hàng đến địa điểm trong hợp đồng hoặc địa điểm đã thống nhất từ trước.

Phương thức bán buôn qua hình thức buôn hàng hóa qua kho

2.1.2. Buôn hàng hóa bằng cách vận chuyển thẳng

Đây là phương thức mà sau khi doanh nghiệp nhận được hàng hóa, không chuyển về kho mà giao trực tiếp cho bên mua. Buôn hàng hóa bằng cách vận chuyển thẳng có hai hình thức là:

- Bán buôn bằng hình thức giao hàng trực tiếp: Hình thức này hay còn được gọi là hình thức bán hàng tay ba. Sau khi bên mua mua hàng, đại diện bên bán sẽ trao trực tiếp hàng hóa cho bên mua ngay tại kho. Sau khi bên mua hàng đã  nhận hàng xong, thanh toán hoặc ký nhận nợ, hàng hóa đó chính thức được coi là đã tiêu thụ.

Giao hàng trực tiếp cho người mua hàng tại kho

- Vận chuyển thẳng hàng hóa theo hình thức chuyển hàng: Sau khi doanh nghiệp mua hàng và nhận hàng xong, họ sẽ sử dụng phương tiện vận tải của doanh nghiệp mình hoặc thuê bên ngoài để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận cho bên mua. Trong hình thức này, hàng hóa vận thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi bên mua nhận đủ hàng hóa và thanh toán thì hàng hóa mới được coi là tiêu thụ.

2.2. Phương thức bán lẻ hàng hóa

Phương thức bán lẻ hàng hóa là hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng hoặc tổ chức kinh tế để trực tiếp mang về tiêu thụ trong nội bộ. Với phương thức này, hàng hóa đó đã thoát ra khỏi phương thức lưu thông và vào trong lĩnh vực tiêu dùng, hàng hóa đã thực hiện được giá trị của mình.

Bán lẻ thường bán với số lượng nhỏ hoặc bán đơn và giá bán thường ổn định hơn hình thức bán buôn. Bán lẻ cũng sẽ có nhiều hình thức đa dạng hơn bán buôn.

2.2.1. Bán lẻ hàng hóa bằng thu tiền tập trung

Hình thức bán hàng này xoay quanh nghiệp vụ giao hàng và nghiệp vụ thu tiền của người mua. Ở mỗi quầy bán lẻ sẽ có nhân viên tại quầy tính tiền trực tiếp, tích điểm hoặc viết hóa đơn cho khách hàng.

Bán lẻ hàng hóa bằng cách thu tiền tập trung

Khi nhân viên hết ca hoặc hết ngày làm việc, nhân viên bán hàng đó sẽ dựa vào hóa đơn và số lượng hàng hóa bán được cùng với việc kiểm kê hàng hóa trong ngày để xác định số lượng hàng hóa đã bán ra trong ca, trong ngày, sau đó lập báo cáo bán hàng và doanh thu. Nhân viên bán hàng cũng có trách nhiệm làm phiếu nộp tiền và nộp tiền trực tiếp cho quản lý hoặc thủ quỹ.

2.2.2. Bán lẻ hàng hóa bằng cách tự phục vụ

Với hình thức này, khách hàng sẽ được chọn hàng hóa, sau đó mang đến quầy để người bán hàng hoặc thu ngân tính tiền. Nhân viên đó sẽ kiểm hàng, nhập hàng vào máy, lập hóa đơn và tính tiền cho khách hàng.

Nhân viên bán hàng ở hình thức bán lẻ tự phục vụ cần hướng dẫn khách thanh toán và bảo quản các hàng hóa tại quầy của mình.

Bán lẻ hàng hóa tự phục vụ

2.2.3. Bán lẻ bằng cách thu tiền trực tiếp

Nhân viên bán hàng sẽ là người trực tiếp thu tiền của khách và đưa tiền cho người giao hàng. Khi hết ca làm việc hoặc hết ngày, nhân viên đó sẽ tiến hành nộp tiền cho thủ quỹ hoặc người quản lý. Bên cạnh đó, nhân viên đó cần có trách nhiệm quản lý hàng hóa, xác định số lượng hàng hóa đã bán ra, lập hóa đơn và báo cáo bán hàng.

2.2.4. Bán lẻ bằng bán hàng tự động

Doanh nghiệp sẽ sử dụng máy bán hàng tự động đặt tại những nơi công cộng, nơi có nhiều người qua lại và máy bán hàng này sẽ chuyên bán một hoặc một vài loại hàng hóa. Sau khi khách hàng đưa tiền vào máy bán hàng, máy sẽ đưa sản phẩm hàng hóa bên trong cho người mua.

Ngoài ra, trong phương thức bán hàng bán lẻ còn có các hình thức như bán trả góp, bán hàng ký gửi đại lý, bán hàng nội bộ trong các doanh nghiệp,...

Bán lẻ hàng hóa bằng máy bán hàng tự động

3. Các phương thức bán hàng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trong phương thức bán hàng này, doanh nghiệp có thể sử dụng xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu ủy thác.

3.1. Phương thức xuất khẩu hàng hóa qua hình thức trực tiếp

Với phương thức này, doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với bên nhập khẩu, thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp, giao hàng và nhận tiền.

Phương thức này giúp các doanh nghiệp có thể am hiểu được tình hình của thị trường hiện nay, cập nhật các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để có thể cải tiến sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chịu phí trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ với bên thứ ba.

Phương thức xuất khẩu hàng hóa trực tiếp

Tuy vậy, khi dùng phương thức này, các doanh nghiệp cần dàn trải nguồn lực của mình khắp thị trường và phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt cũng như rủi ro trong kinh doanh cả trong và ngoài nước.

3.2. Phương thức xuất khẩu qua ủy thác

Doanh nghiệp sẽ không tự xuất khẩu hàng hóa hay phải thu tiền hàng, việc này sẽ do một đơn vị xuất nhập khẩu uy tín thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho mình.

Đây là phương thức phù hợp với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm hoặc chưa an tâm về các dịch vụ thương mại, hay các doanh nghiệp chưa biết cách đàm phán với người nước ngoài hay thuế hải quan,... thì hình thức này sẽ được doanh nghiệp lựa chọn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lựa chọn các bên trung gian uy tín để hàng hóa, sản phẩm của mình đảm bảo chất lượng và giữ được giá trị của nó.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các phương thức bán hàng hiện nay và những đặc điểm của phương thức này. Mỗi phương thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ, dựa vào nhu cầu của thị trường, các mặt hàng mà mình kinh doanh, nhu cầu của khách hàng,... để có thể lựa chọn phương thức bán hàng sao cho phù hợp, đem lại lợi nhuận tối đa.