[Tin tức] Bạn biết gì về bảng lương công nhân của mình?
Tác giả: Lê Minh Phượng 22-05-2024
Bảng lương công nhân là một trong những thuật ngữ được dùng nhiều trong bộ phận kế toán hay nhân sự của các doanh nghiệp xí nghiệp, là một trong những dữ kiện quan trọng phản ánh về mức lương của một thành phần lao động phổ biến trong xã hội là công nhân.
Vậy bảng lương công nhân được thể hiện như thế nào? Nếu bạn đang là công nhân, bạn đã cập nhật được những thông tin cần thiết trong bảng lương công nhân mà mình được nhận hay chưa? Hãy cùng viecday365.com khám phá chi tiết hơn về bảng lương công nhân thông qua nội dung bên dưới nhé.
1. Một số cơ chế xây dựng bảng lương cho công nhân
Ngày nay, những quy định về việc tính lương cho đối tượng lao động là công nhân dựa theo các thang lương cụ thể và có bảng lương rõ ràng. Trong đó, chế độ tính lương theo bậc lương cho công nhân đã được áp dụng phổ biến ở phạm vị của các doanh nghiệp của Nhà nước.
Những doanh nghiệp ngoài nhà nước như tư nhân hoặc doanh nghiệp FDI – có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ không cần thiết phải tính lương dựa theo một tiêu chuẩn nhất định nào. Mỗi đơn vị sẽ áp dụng những cách tính tiền lương riêng cho công nhân của mình một cách tự do hơn, tuy nhiên dường như là một tiêu chuẩn dễ áp dụng nên bảng lương công nhân của nhà nước vẫn được một số đơn vị tư nhân áp dụng.
2. Tìm hiểu chi tiết về bảng lương công nhân
2.1. Bảng lương công nhân là gì?
Bảng lương công nhân chính là biểu mẫu quy định về mức lương của các công nhân sẽ được trả dựa vào các tiêu chuẩn bao gồm: ngạch và bậc lương, hệ số lương và phụ cấp. Tùy từng loại hình nhiệm vụ, vị trí mà công nhân sẽ được đơn vị xây dựng cho một bảng lương cụ thể, phù hợp với trách nhiệm được giao phó và công sức lao động bỏ ra.
2.2. Có những loại lương công nhân nào?
Cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, bảng lương công nhân xây dựng nhiều kiểu lương. Đây là các kiểu lương dành cho công nhân:
- Lương cơ bản: là mức lương thỏa thuận trả cố định hàng tháng cho công nhân. Mức lương này sẽ được dùng để phục vụ cho một số hoạt động liên quan đến người công nhân điển hình như đóng bảo hiểm, những khoản trích bảo hiểm tính theo lương.
- Lương công việc: là tổng của lương cơ bản và lương phụ cấp cho công nhân, gồm phụ cấp khả năng, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên,... Những khoản thuộc lương phụ cấp cần được thể hiện rõ ràng ở trong hợp đồng lao động hoặc trong các chính sách về phúc lợi công nhân.
- Lương theo ngày công thực tế: đây là số ngày thực tế mà bạn đã làm được trong một tháng, số ngày này phụ thuộc vào bảng chấm công.
Tuyển dụng: Việc làm Công nhân kỹ thuật
2.3. Những nguyên tắc xây dựng bảng lương công nhân
Dựa vào những quy định của luật pháp về nội dung xây dựng lương cho người lao động, bảng lương công nhân sẽ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Thứ nhất, mức lương công nhân thấp nhất được trả khi họ làm những công việc đơn giản không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng trong quy định của pháp luật.
- Thứ hai, mức lương thấp nhất trả cho công nhân đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cần từ 7% trở lên khi tính theo cơ sở của mức lương tối thiểu vùng.
- Thứ ba, mức lương mà người công nhân đảm nhiệm khi thực hiện các công việc nặng nhọc, có tính độc hại cao và nguy hiểm thì sẽ được hưởng ở mức cao hơn từ 5% trở lên khi so sánh với các lao động phổ thông có chế độ làm việc ở điều kiện bình thường.
- Khoảng cách giữa những bậc lương liền kề được tính trong bảng lương của người công nhân thì cần được tính ở mức ít nhất là 5%.
- Luôn đảm bảo tính công bằng khi xây dựng bảng lương cho công nhân, tuyệt đối tránh việc đối xử, phân biệt về màu da, giới tính nam – nữ, tôn giáo, dân tộc.
- Dựa trên cơ chế hoạt động của ban tổ chức đối với các hoạt động sản xuất, lao động thực tế mà công ty, doanh nghiệp của nhà nước sẽ xây dựng bảng lương công nhân theo đúng quy định luật pháp.
Trải nghiệm ngay: App chấm công
2.4. Hướng dẫn tạo mẫu bảng lương công nhân
Ngay sau đây chúng ta sẽ tham khảo quy trình xây dựng mẫu bảng lương dành cho công nhân:
- Bước 1: Lựa chọn một bố cục thích hợp cho bảng lương cần xây dựng
Bố cục của một bảng lương mẫu thường bao gồm các nội dung được sắp xếp lần lượt theo trình tự sau:
+ Thông tin của doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp
+ Tiêu đề của biểu mẫu: bạn ghi Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân và đặt dòng tiêu đề này ở giữa, ngay dưới thông tin của doanh nghiệp. Tất cả dòng nội dung tên tiêu đề đều được viết in hoa có dấu một cách ngay ngắn nhé.
+ Mẫu bảng lương - phần chính: bạn hãy đặt phần này ở trong một text box nhé bởi vì đặt mẫu bảng trong dạng text book thì bạn sẽ dễ di chuyển các đoạn Text viết trong bảng vào các vị trí mà không cần lo sẽ gây ảnh hưởng đến nội dung các ô khác.
+ Thời gian lập bảng lương: ghi rõ thời gian cụ thể. Dựa vào dữ liệu này để bạn xác định được lương theo các tháng trả cho công nhân.
+ Nội dung bảng lương công nhân: gồm có danh sách người tính lương, thông tin cần thiết để phục vụ cho việc tính lương như thông tin chi tiết của từng người công nhân, toàn bộ các dữ liệu chấm công xuất được trong bảng chấm công. Ngoài ra, bảng lương còn có thể giúp người tính lương tính được tổng cộng toàn bộ những khoản phát sinh tăng hoặc giảm của lương.
+ Số tiền được thể hiện lại bằng chữ:
+ Thời gian lập bảng lương công nhân và chữ ký người lập.
- Bước 2: Tham chiếu các thông tin liên quan tới người công nhân
Xem xét và đối chiếu với các nội dung liên quan đến lương công nhân gồm bậc lương và hệ sống lương.
- Bước 3: Tham chiếu nội dung từ bảng chấm công
- Bước 4: Xác định các khoản lương trong diện tạm ứng
- Bước 5: Tính các khoản trích theo lương
- Bước 6: Chọn số lương thực lĩnh trong một tháng của công nhân
Cập nhật ngay: Mẫu bảng lương 2021 mới nhất bạn không nên bỏ qua!
3. Bậc lương của người công nhân
3.1. Chi tiết về bậc lương thể hiện trong bảng lương của công nhân
Bậc lương công nhân chính là số lượng những mức lương thăng tiến ở mỗi ngạch trong quy định của lương công nhân. Có thể có các loại như 6 bậc, 7 bậc,… tùy thuộc vào chế độ quy định của pháp luật. Mỗi bậc lương tương đương với hệ số lương cụ thể. Thường thì số lượng bậc lương trong các ngạch lương dao động trong khoảng 5 đến 10 bậc.
Những yếu tố quyết định bậc lương bao gồm:
- Quan điểm của doanh nghiệp trong việc trả lương: Trả lương phục vụ mục đích nhằm kích thích tinh thần làm việc thường có bậc lương ít hơn, nếu trả lương theo quân bình thì lượng bậc lương nhiều hơn.
- Sự chênh lệch mức lương tối thiểu, mức tối đa tương ứng với từng công việc và từng ngành nghề.
- Mức độ phức tạp trong công việc, mức độ phức tạp trong công việc giao cho công nhất: nếu công việc có tính chất càng đơn giản thì số bậc lượng sẽ tỉ lệ thuận, các công việc càng phức tạp thì số bậc lương tính trong bảng lương công nhân càng ít.
3.2. Thông tin quy định bậc lương công nhân với một số ngành nghề
- Công nhân làm trong ngành Chế biến lâm sản: được sắp từ 3 đến 7 bậc lương.
- Công nhân trong các ngành Dệt may, nông nghiệp, da giày, Lâm nghiệp, dầu khí, thủy sản, thủy lợi, Khai thác hầm lò, chế biến,… sắp xếp từ 3 ngạch đến 6 ngạch lương.
- Công nhân làm việc trong ngành điện: được sắp xếp 5 bậc.
- Công nhân làm lái xe được tính 4 bậc lương.
Như vậy, thông tin trên đây đã cho bạn biết rõ hơn về bảng lương công nhân. Để tìm việc làm công nhân hiệu quả và sở hữu một mức lương tốt thì hãy truy cập ngay viecday365.com nhé. Thế giới việc làm đa dạng sẽ được hiển thị mang đến cho bạn những lựa chọn phù hợp nhất.