Bán hàng trên Shopify như thế nào? Ưu và nhược điểm của Shopify
Tác giả: Trần Ngọc Chân 13-12-2024
Bán hàng online, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang trở thành xu hướng của các chủ cửa hàng kinh doanh. Và bán hàng trên Shopify chính là sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Vậy, làm sao để có thể kinh doanh hiệu quả trên Shopify? Ưu và nhược điểm của bán hàng trên Shopify là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm về việc bán hàng trên Shopify nhé!
1. Bán hàng trên Shopify là gì?
Để có thể bán hàng online hiệu quả hay cụ thể hơn là bán hàng trên Shopify một cách tốt nhất thì bạn cần hiểu được Shopify là gì?
Thực tế thì Shopify là một nền tảng thương mại điện tử, tại đây, Shopify cung cấp cho người dùng một hệ thống hoàn chỉnh để có thể thiết lập cho mình các gian hàng và hỗ trợ tối đa các tác vụ cần thiết cho người dùng như giỏ hàng, thanh toán,... Việc sử dụng Shopify sẽ mang đến cho doanh nghiệp một sự tiện ích cực kỳ lớn khi mọi thứ đã được thiết lập sẵn và doanh nghiệp sẽ chỉ cần sử dụng mà thôi. Do vậy mà đây chính là nền tảng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho việc xây dựng cho mình một trang web bán hàng trực tuyến.
Là sản phẩm của công ty Shopify, nền tảng này được thành lập vào năm 2016. Và tính đến tháng 8 năm 2021 thì số lượng khách hàng sử dụng Shopify thống kê được là 1.700.000 người. Con số này đã giúp cho Shopify nhanh chóng trở thành nền tảng ecommerce đứng số 1 trên thế giới.
Với việc áp dụng mô hình cloud SaaS, Shopify được hiểu như là một dịch vụ subscription. Tức là đến với Shopify, bạn sẽ được cung cấp một bộ công cụ hoàn chỉnh cho việc tạo lập website bán hàng online của mình. Và mọi thứ được thiết lập cực kỳ dễ dàng, nhanh chóng cho dù bạn không hiểu quá nhiều về công nghệ. Bên cạnh đó, Shopify cho phép bạn dùng thử ứng dụng trong 14 ngày để xem cửa hàng của mình có thực sự phù hợp với nền tảng hay không trước khi quyết định móc hầu bao và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhất. Đây được xem là một trong những điểm đặc biệt của Shopify với sự hướng đến trải nghiệm của người dùng một cách sát sao nhất.
2. Thông tin cơ bản cần biết về bán hàng trên Shopify
2.1. Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên Shopify
Nắm bắt được ưu điểm và nhược điểm của Shopify sẽ là cách giúp bạn có thể xác định được liệu đây có phải là nền tảng phù hợp hay mang đến hiệu quả kinh doanh cao hay không.
2.1.1. Ưu điểm
- Sử dụng đơn giản, dễ dàng
Dễ dàng chính là ưu điểm đầu tiên bạn có thể nhận thấy khi sử dụng Shopify. Với giao diện thiết kế thân thiện, người dùng có thể tự thực hiện các thao tác với việc đăng bán sản phẩm, tạo các chương trình khuyến mãi, xử lý đơn hàng hay thanh toán,... Với Shopify, bạn sẽ không cần phải hiểu biết về lập trình mà vẫn đảm bảo sử dụng tốt nền tảng này để phục vụ cho quá trình bán hàng online của mình.
Đặc biệt, ở admin của Shopify còn hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt, chính vì thế mà bạn hoàn toàn có thể làm chủ được nền tảng này khi sử dụng.
- Nhiều giao diện đẹp mắt
Giao diện đẹp chính là một trong những yếu tố giúp cho cửa hàng của bạn trở nên thu hút hơn. Đến với Shopify, bạn sẽ được tiếp cận với hàng trăm các mẫu themes khác nhau, từ miễn phí cho tới mất phí đều vô cùng bắt mắt.
Các themes trên Shopify đều được thiết kế bởi đội ngũ designer chuyên nghiệp, doa vậy mà đây sẽ là những themes không chỉ đẹp mà còn nắm bắt nhanh chóng xu hướng thẩm mỹ của thời đại.
Với các themes mất phí, người dùng có thể sử dụng thử vào gian hàng của mình trước khi thanh toán và áp dụng. Do vậy mà bạn sẽ mất tiền một cách ưng ý nhất thay vì lựa chọn hên xui.
- Nền tảng thương mại điện tử trọn gói
All-in-one chính là tính từ để miêu tả về Shopify. Với nền trang này, doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ về quy trình thiết lập cửa hàng, bán hàng mà còn cả hoạt động marketing trực tuyến với hệ thống trả lời email tự động vô cùng chuyên nghiệp hay chạy quảng cáo trên Google, facebook,.... Những tính năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, nhân lực và thời gian một cách tối đa cho việc xây dựng một trang web bán hàng online.
- Hỗ trợ 24/7
Shopify có một đội ngũ support vô cùng chuyên nghiệp. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ thông qua live chat, email hay điện thoại. Việc phản hồi của đội ngũ support được đánh giá là rất nhanh chóng và kịp thời. Trung bình, bạn sẽ mất khoảng 1 đến 3 phút để được hỗ trợ, đôi khi sẽ là ngay lập tức tùy từng thời điểm.
Là một nền tảng quốc tế, vì thế mà ngôn ngữ trao đổi chính trên Shopify sẽ là tiếng Anh. Do vậy mà bạn sẽ cần giao tiếp bằng tiếng Anh với nhân viên hỗ trợ để có thể được giải quyết vấn đề một cách sớm nhất.
- Chi phí phải chăng
So với các nền tảng khác thì Shopify được đánh giá là có mức phí hàng tháng thấp hơn. Với gói dịch vụ cơ bản thì bạn sẽ mất khoảng 29$/tháng, còn với gói trung cấp thì sẽ là 79$/tháng. Mức chi phí này thực tế là không quá mắc so với những tính năng mà Shopify mang đến cho người dùng.
2.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nổi bật thì Shopify cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Sự hạn chế về chức năng
Nếu là các chức năng tổng quát để doanh nghiệp thiết lập website bán hàng cho mình thì Shopify cung cấp rất đầy đủ. Tuy nhiên, nếu như nói đến những chức năng riêng biệt, chuyên sâu tùy theo nhu cầu, mục đích của từng doanh nghiệp thì Shopify lại chưa đáp ứng được. Việc có thêm một số tiện ích bổ sung sẽ là cách để người bán có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bán hàng trên Shopify của mình được hiệu quả hơn.
- Phí khá mắc
Nếu như chi phí hàng tháng của việc bán hàng trên Shopify được đánh giá là không quá mắc thì việc cộng dồn nhiều khoản phí lại sẽ khiến mức giá này được đẩy lên cao hơn. Tức là bao gồm phí mua thêm các tiện ích bổ sung, phí giao dịch từ 0,5% - 2% tùy thuộc vào giỏ hàng của bạn. Do vậy mà khoản tiền mà bạn phải chi trả để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động bán hàng online trên Shopify cũng không hề thấp một chút nào.
2.2. Website phù hợp với Shopify là gì?
Về bản chất thì Shopify là một nền tảng đa năng, do vậy mà các website ở bất cứ ngành nghề nào cũng có thể hoạt động và sử dụng Shopify cho việc tạo trang web bán hàng online cho mình. Từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện lạnh, đặt vé máy bay hay bán khóa học,... Tất cả đều có thể sử dụng và lựa chọn nền tảng Shopify này.
3. Hướng dẫn bán hàng trên Shopify
Để tiến hành việc bán hàng trên Shopify thì bạn sẽ cần thực hiện các thao tác như sau:
3.1. Tạo tài khoản bán hàng trên Shopify
Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là có cho mình một tài khoản Shopify. Các bước tạo tài khoản tiến hành như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Shopify, chọn “Start free trial” để dùng thử miễn phí trong 14 ngày.
- Bước 2: Tạo cửa hàng bằng cách điền thông tin email, mật khẩu và tên cửa hàng của bạn sau đó nhấn “Create your store”.
- Bước 3: Nhập các thông tin theo yêu cầu từ Shopify. Lưu ý, với ô vuông cuối cùng, bán sẽ không tích nếu như bạn không phải là một người hiểu rõ về lập trình.
- Bước 4: Tiếp tục khai báo các thông tin cá nhân của bản thân. Nhấn vào “Enter my store” là bạn đã sở hữu cho mình một cửa hàng trực tuyến rồi.
3.2. Thực hiện đăng ký tên miền
Với việc đăng ký tên miền, cửa hàng của bạn sẽ được người dùng dễ dàng tìm kiếm hơn. Từ đó có thể cải thiện được hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn.
Việc đăng ký tên miền thực tế không quá khó.
Tại giao diện của trang quản trị, bạn chọn mục Online store -> chọn Domains -> chọn Buy New Domain -> điền thông tin về tên miền và đuôi mở rộng -> chọn Chọn check Availability. Ở bước này, trường hợp tên miền bạn muốn chưa được sử dụng thì bạn có thể mua tên miền này với giá là 11$ bằng cách nhấn vào Buy domain sau đó điền email để xác thực.
Khi đã xác thực xong, ở mục Online Store bạn chọn Domain -> chọn Set your primary domain -> chọn tên miền chính -> tick vào Redirect all traffic to this domain -> chọn Save. Như vậy là bạn đã cài đặt thành công domain cho cửa hàng của mình.
Trường hợp bạn đã có domain ở một nền tảng khác thì bạn chọn Domains ở mục Online store, sau đó chọn Connect existing domain và thêm tên miền đã có vào là được.
3.3. Trang trí cửa hàng
Khi đã có cửa hàng của mình thì bạn sẽ cần trang trí bằng cách cập nhật logo, giao diện, slideshow,...
Để cài đặt themes tương ứng thì bạn vào Online store -> chọn Themes -> chọn Explore free themes. Tại đây sẽ có các mẫu themes miễn phí để bạn lựa chọn và áp dụng cho cửa hàng của mình. Khi đã thử và chọn được themes ưng ý thì bạn sẽ chọn Add to theme library để tải về.
Nếu như muốn chỉnh sửa lại các mẫu themes đã tải thì bạn chọn Customize, tiến hành chỉnh sửa và chọn Action để lưu, Publish để sử dụng mẫu themes đó. Để xem trước trang web của mình với themes mới thì bạn sẽ click vào View your store.
3.4. Đăng tải sản phẩm bán hàng
Quy trình không thể thiếu khi bán hàng trên Shopify chính là việc đăng tải sản phẩm này trên trang web. Để thực hiện việc thêm sản phẩm thì bạn sẽ chọn Tab products và lựa chọn 1 trong 2 cách thao tác sau đây:
- Cách 1: Thêm sản phẩm theo cách truyền thống ngay trên hệ thống
Bạn lựa chọn Add product, sau đó đăng tải hình ảnh sản phẩm, thông tin mô tả và giá bán sản phẩm. Sau đó lưu lại để hệ thống hiển thị sản phẩm trên cửa hàng của bạn.
- Cách 2: Sử dụng file CSV để tối ưu hóa quá trình thêm sản phẩm trên Shopify
Bán sẽ download mẫu file CSV, sau đó thực hiện theo hướng dẫn ở file. Để tải file lên thì bạn sẽ chọn Import và chọn file CSV tương ứng.
3.5. Cài đặt thanh toán và giao hàng
Đối với việc thanh toán, bạn nên lựa chọn Paypal làm hình thức thanh toán chính để có thể phù hợp với tối đa các đối tượng khách hàng. Bởi đây là một gian hàng quốc tế, vì thế mà bạn cần có những cài đặt sao cho phù hợp với số đông.
Để tiến hành việc cài đặt thanh toán thì bạn vào Setting -> chọn Payment providers -> chọn Active Paypal express checkout -> nhập địa chỉ email Paypal tương ứng.
Với vấn đề giao hàng, bạn cũng vào Setting -> chọn Shipping và tiến hành cài đặt chức năng vận chuyển với giá thành cụ thể. Manage rates sẽ là mục hỗ trợ bạn cài đặt phí ship theo từng khu vực cụ thể. Bạn sẽ vào đây để cài đặt nếu như muốn phân rõ phí giao hàng theo khu vực.
Việc bán hàng trên Shopify thực tế không hề quá mới mẻ, tuy nhiên, với sự quốc tế hóa của nền tảng này thì các doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu kỹ hơn để có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. và hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bán hàng trên Shopify cũng như những ưu, nhược điểm cụ thể của nền tảng ecommerce được xem là số 1 trên thế giới hiện nay.