Làm sao để tăng cơ hội học tập bằng thư xin học bổng hiệu quả?
Theo dõi viecday365 tạiHiện nay, các bạn học sinh, sinh viên ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với cơ hội học tập tại nước ngoài, được coi là những môi trường giáo dục tốt nhất thế giới với những sự hỗ trợ của các loại học bổng toàn phần và một phần. Để tìm kiếm những cơ hội hỗ trợ tốt nhất cho bản thân mình, những đối tượng này không thể bỏ qua bước viết thư xin học bổng vô cùng quan trọng để thuyết phục các nhà tài trợ bảo đảm điều kiện học tập và sinh hoạt cho chính mình. viecday365.com sẽ giúp các bạn đào sâu vào nội dung cũng như cách viết thư xin học bổng sao cho hiệu quả nhất trong các phần dưới đây.
1. Thư xin học bổng là gì?
Thư xin học bổng hay còn được gọi với cái tên khác là đơn xin học bổng là một văn bản được viết bởi những học sinh, sinh viên, những người có nguyện vọng được hỗ trợ trong quá trình học tập ở những cấp bậc cao hơn với điều kiện tốt hơn nhằm nâng cao trình độ, vốn tri thức của bản thân. Đây được coi là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới cho những ai khát khao được học tập, tiếp thu những nền giáo dục chất lượng cao để mở mang trí tuệ, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển trong kho tàng tri thức của nhân loại.
Viết một thư xin học bổng hiệu quả là một phương pháp tối ưu để bạn chứng minh được với các nhà tài trợ rằng bạn xứng đáng để nhận được cơ hội học tập tốt hơn. Bạn có thể đưa ra nhiều tiêu chí về năng lực, thành tích xuất sắc cùng những kỹ năng tuyệt với của bản thân, giới thiệu chúng với những người có quyền trao xuất học bổng đó và nhận lại những sự hỗ trợ cần thiết để bạn trang trải cuộc sống học tập và làm việc một cách thuận lợi hơn ở một vùng đất lạ lẫm khác.
Xem thêm: Hướng dẫn viết thư xin học bổng bằng tiếng Anh cực hữu ích
2. Cách viết từng phần của thư xin học bổng
Để biết cụ thể hơn về những gì cần đưa vào một lá thư xin học bổng, viecday365.com sẽ miêu tả thật chi tiết những nội dung và hình thức trình bày của từng phần thư mà bạn nên biết để mở rộng cơ hội và tỉ lệ trúng tuyển cho bản thân trong những mục dưới đây.
2.1. Mở đầu
Phần mở đầu của một lá thư xin học bổng cũng giống như một lá thư xin việc để gửi tới nhà tuyển dụng vậy, bạn cần phải trình bày rõ những thông tin sau theo thứ tự: tên người gửi, tên khoa, tên trường, địa chỉ, ngày tháng năm, người nhận, chức danh/chức vụ, cơ quan, địa chỉ. Đây là mẫu chuẩn của mỗi một lá thư mà bạn cần phải nghiêm túc tuân thủ theo để bảo toàn một dạng hình thức chính thức và trang trọng của một lá thư đặc biệt là thư xin học bổng.
2.2. Nội dung chính
Bắt đầu phần nội dung chính sẽ là phần lời chào trang trọng. Trong một lá thư xin học bổng, bạn không nên đưa ra một lời chào quá chung chung như kính thưa ông/bà, mà hãy tìm hiểu xem người nhận thư và xét duyệt thư cho bạn là ai và ghi thẳng tên họ vào lá thư, có thể kèm thêm chức danh hoặc không, ví dụ: kính gửi giáo sư Smith.
Sau khi chào hỏi thân thiện, bạn có thể tiếp tục bằng việc viết một đoạn văn mở đầu để xin học bổng một cách trực tiếp. Nội dung đầu tiên mà bạn cần trình bày đó là nguyện vọng muốn được xin học bổng, trợ cấp của bạn, lý do gì mà bạn muốn và cần tới xuất học bổng này và bạn tìm kiếm được những thông tin về chương trình học bổng này ở nguồn nào. Những yếu tố này chỉ nên chiếm từ 2 – 3 câu trong phần nội dung của bạn một cách ngắn gọn và đúng trọng tâm, tránh lan man, gây nhiễu loạn cho người đọc.
Phần tiếp theo, bạn sẽ cung cấp những thông tin về bản thân một cách khéo léo và tinh tế nhất, làm sao để thuyết phục nhà tài trợ cảm thấy nên trao cho bạn cơ hội này, bạn là một ứng viên sáng giá. Hãy vận dụng hết tất cả những tư duy logic và tài năng của mình để đưa ra các dẫn chứng về năng lực học tập của bạn, rằng bạn khác gì so với những ứng viên còn lại. Bạn có những phẩm chất sáng giá, những kỹ năng tuyệt với, tinh thần đam mê học hỏi, nghiên cứu và những thành tích ấn tượng mà bạn đã đạt được để tiến bộ, vươn xa hơn trong lĩnh vực của mình.
Đồng thời, bạn cũng phải nêu được một cách hợp lý sự phù hợp của bạn với khóa học và chương trình học bổng mà nhà tài trợ cung cấp. Bạn có những động lực học tập chủ quan và khách quan như thế nào. Những động lực chủ quan có thể là niềm đam mê với ngành nghề, lĩnh vực mà bạn đang học tập, bạn cần và khao khát một môi trường cao cấp, với vốn kiến thức rộng hơn để phát triển bản thân.
Trong trường hợp bạn có cho mình một câu chuyện ý nghĩa về việc vì sao bạn không ngừng theo đuổi ước mơ, đam mê này của mình, bạn có thể dẫn dắt và thu hút người đọc bằng sự đồng cảm với câu chuyện đó. Ngoài ra, những lý do khách quan cũng sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội của mình như hiện trạng xã hội, trình độ chung của lĩnh vực trong nước khiến bạn cảm thấy mình phải hành động để giúp đỡ quê hương, dân tộc mình đi lên, phát triển hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về việc đưa hoàn cảnh cá nhân và khó khăn của mình vào phần này vì nó có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến thư xin học bổng của bạn bị loại bỏ ngay lập tức.
2.3. Kết thư
Hãy bày tỏ một lời cảm ơn chân thành cùng với gợi ý xem xét bảng điểm, thành tích học tập và buổi phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với cán bộ xét duyệt học bổng tại phần cuối bức thư của mình và ký tên nhé.
3. Một vài lưu ý khi viết thư xin học bổng
Viết thư xin học bổng thế nào quyết định khá nhiều đến khả năng bạn có nhận được cơ hội học bổng đó hay không, vì vậy, những điều đáng lưu ý sau đây có thể sẽ giúp bạn tránh khỏi những thất bại không đáng có.
- Đầu tiên, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, vì vậy, bạn không nên sao chép bất kỳ nguồn thư xin học bổng có sẵn từ bất cứ nguồn nào. Hãy đảm bảo những thông tin trong thư là độc nhất và mang linh hồn, câu chuyện của chính bạn chứ không phải những con chữ hời hợt, chung chung được cóp nhặt từ nơi khác.
- Thứ hai, hãy thể hiện sự trang trọng và thực sự nghiêm túc trong việc trình bày một lá thư xin học bổng, tuyệt đối không nên sử dụng bất từ những ngôn từ mang sắc thái hài hước hay thoải mái quá đà trong bức thư vì đây là một lời ngỏ ý quan trọng quyết định cơ hội học tập, sự nghiệp của cuộc đời, bạn nên trân trọng ý nghĩa trọng đại của nó.
- Thứ ba, bạn không nên quá sa đà vào việc trình bày những ưu điểm tuyệt đối của bản thân mà hãy chọn ra những điểm sáng giá nhất, có giá trị nhất ở bản thân mình để trình bày bằng những từ ngữ mang sắc thái nhẹ nhàng, khiêm tốn, tránh gây ra cho người đọc cảm giác bạn là một con người tự kiêu đang khoe mẽ về bản thân mình.
- Cuối cùng, rà soát các lỗi sai chính tả, ngữ pháp, câu cú diễn đạt một cách chi tiết và kỹ càng nhất có thể, đảm bảo rằng lá thư xin học bổng của bạn đã được trình bày hoàn hảo về mặt hình thức để tôn lên hết được những nội dung, ý nghĩa mà bạn đã chăm chút bên trong.
Dù chỉ có dung lượng trong khoảng 1 – 1 trang rưỡi tờ giấy A4 nhưng thư xin học bổng lại có ý nghĩa và giá trị rất to lớn cho những học sinh, sinh viên và ứng viên muốn mở ra cơ hội học tập xán lạn hơn cho bản thân mình. Đó là lý do vì sao bạn nên chăm chút thật kỹ cho văn bản này cả về yếu tố nội dung và hình thức bằng những gợi ý về cách viết mà viecday365.com đã nêu ở bài viết trên.
2676 0