Tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm chi tiết nhất

Theo dõi viecday365 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả viecday365.com Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 28-08-2024

Việc làm sơ yếu lý lịch đã không còn là yêu cầu xa lạ với bất cứ ai nữa. Đặc biệt là những sơ yếu lý lịch liên quan mật thiết đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm là một trong những giấy tờ quan trọng như thế. Không chỉ là bước đà để làm giấy tờ, hồ sơ nhập học cho con em mà nó còn là căn cứ để xác minh thân phận và bằng chứng nhân thân cho học sinh. Vậy sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm của từng cấp bậc học và những lưu ý khi viết như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm là gì?

1.1. Khái niệm chung

Sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm là một loại văn bản để ghi chép một cách chi tiết và chính xác các thông tin về lý lịch cá nhân của học sinh ở các cấp học Tiểu học, THCS, THPT. 

Khái niệm chung
Khái niệm chung

Sơ yếu lý lịch được trình bày một cách chi tiết tất cả các thông tin về chính bản thân học sinh, thông tin về nhân thân và đặc biệt quan trọng là các thông tin này cần được kê khai một cách chi tiết và chính xác nhất, đảm bảo đúng sự thật và có kèm theo chữ ký của người giám hộ và chính quyền địa phương.  

1.2. Mục đích của sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm

Việc sử dụng sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm nhằm cung cấp thông tin về học sinh cho giáo viên và nhà trường, giúp nhà trường nắm được hoàn cảnh và tình hình thực tế cả từng học sinh. Đảm bảo cho việc lưu trữ hồ sơ và quản lý hồ sơ học sinh được đầy đủ và chu toàn nhất. Nó cũng chính là cầu nối quan trọng và trực tiếp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.

Mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng

Sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm cũng là bằng chứng quan trọng cho hoạt động quản lý và lưu trữ thông tin học sinh cho các trường hợp kết nạp Đoàn, thay đổi nhân khẩu hoặc thay đổi chỗ ở. 

Nó giúp hoàn tất quá trình là hồ sơ xác minh và quản lý học sinh tại địa phương được tốt hơn. 

Xem thêm: Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 và những lưu ý cần biết

2. Những loại sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm bạn cần biết

2.1. Sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học đầu năm

Sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học gồm nhiều trang A4 có nội dung và mục đích viết khác nhau cũng như nhằm đảm bảo về tính đầy đủ và xác thực của những nội dung được đề cập đến. 

Sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học
Sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học

Đối với sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học đầu năm khá đơn giản và cũng không có gì phải kê khai quá nhiều mà nó chỉ bao gồm một số thông tin cơ bản sau đây: họ và tên học sinh, ngày - tháng - năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, thành phần gia đình.

Thông tin về cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, anh chị em ruột thịt, địa chỉ thường trú hiện nay, số điện thoại của gia đình, sở thích, các thông tin về thể chất và tình trạng sức khoẻ như chiều cao, cân nặng, cận thị, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật gì hay không, gia đình có nằm trong danh sách hộ nghèo hay không. Tình hình cụ thể về hoàn cảnh gia đình. 

2.2. Sơ yếu lý lịch học sinh THCS đầu năm

Về các nội dung cơ bản có trong sơ yếu lý lịch học sinh THCS đầu năm cũng tương tự và có những nét khá tương đồng với cách viết của sơ yếu lý lịch học sinh tiểu học với những nội dung như đã nêu ra ở phần trên. Song cần có thêm một số thông tin bổ sung sau đây: nghề nghiệp của cha mẹ, thông tin cụ thể về anh chị em ruột và không yêu cầu phần thông tin về tình trạng sức khỏe nữa. 

Sơ yếu lý lịch học sinh THCS
Sơ yếu lý lịch học sinh THCS

Lưu ý sơ yếu lý lịch học sinh bắt buộc cần phải có chữ ký của phụ huynh học sinh kèm theo cả chữ ký của học sinh bên cạnh. 

2.3. Sơ yếu lý lịch học sinh THPT đầu năm

Đến cấp bậc học THPT, sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm sẽ kèm theo phần ảnh chân dung hay còn được gọi là ảnh thẻ. Loại kích thước ảnh thẻ được yêu cầu đó là ảnh 4 x 6cm có đóng dấu giáp lai. Ảnh cần có phông màu trắng hoặc màu xanh rõ mặt và sắc nét. Đồng thời, thời hạn ảnh có hiệu lực phải được chụp trong vào 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại làm sơ yếu lý lịch. 

Sơ yếu lý lịch học sinh THPT đầu năm sẽ yêu cầu thêm những thông tin cơ bản về trình độ học tập ở các cấp học trước đó, kết quả học tập và xếp loại hạnh kiểm. Nó sẽ là căn cứ để đến năm cuối cấp THPT, học sinh sẽ được cấp thêm học bạ THPT đi kèm. 

Xem thêm: Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch sinh viên đầy đủ và chuẩn nhất

3. Chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm

3.1. Trang thông tin cá nhân của học sinh

Trang thông tin cá nhân cơ bản của học sinh sẽ nêu ra những thông tin sau đây: 

- Họ và tên học sinh: được viết in hoa toàn bộ tất cả các chữ cái. Họ và tên ghi theo đúng tên ở trong chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân. Ví dụ như NGUYỄN VĂN A. 

Trang thông tin cá nhân
Trang thông tin cá nhân

- Ngày - tháng - năm sinh: viết theo ngày sinh được ấn định trong chứng minh thư của học sinh. Ví dụ 1/1/2024.

- Hộ khẩu thường trú: những thông tin về địa chỉ nhà theo đúng những gì ghi trong sổ hộ khẩu. Ví dụ, số nhà 5, ngõ 336/9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. 

- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: phần này thông thường sẽ để tên của bố, người giám hộ, người đỡ đầu. Kèm theo thông tin về địa chỉ liên hệ và số điện thoại. 

3.2. Trang thông tin về nơi học tập và hoạt động

Phần này là phần dài nhất và đầy đủ các thông tin cần thiết nhất. Cụ thể cách viết như sau:

- Họ và tên: vẫn viết đầy đủ và in hoa tất cả các chữ cái giống như phần ở bên ngoài đã ghi. 

- Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ và chính xác như phần thông tin trên chứng minh thư và ghi đầy đủ cả chữ số 0 ví dụ như 01/01/2024.

- Dân tộc: học sinh là người dân tộc nào thì ghi thông tin là dân tộc đó ví dụ dân tộc Kinh. 

- Thành phần gia đình: thông thường phần này sẽ được ghi làm 3 loại chính đó là thành phần công chức viên chức, nông dân hoặc những thành phần khác. Học sinh thuộc thành phần gia đình là gì thì điền vào đó. 

Trang thông tin nơi ở
Trang thông tin nơi ở

- Ngày vào Đoàn: ghi theo ngày của số Đoàn. Thông thường ngày vào Đảng sẽ được bỏ trống vì học sinh thì chưa đủ tuổi kết nạp Đảng. 

- Khen thưởng và kỷ luật: với phần này sẽ ghi ra các bằng khen và giấy khen một cách chi tiết và đầy đủ nhất còn nếu không thì phần này có thể bỏ qua. 

- Tóm tắt quá trình học tập: với bậc tiểu học thì không cần tóm tắt quá trình học tập những từ THCS trở lên hãy ghi các thông tin về lớp học và chức vụ trong lớp học. 

3.3. Trang thông tin về gia đình và người thân

Trong phần này, cần ghi chi tiết và đầy đủ các thông tin về cha mẹ và anh chị em ruột nếu có. Trước hết là về phần thông tin của cha mẹ, cần ghi chi tiết và cụ thể về họ và tên của cha mẹ, ngày tháng năm sinh, quê quán, nghề nghiệp và tóm tắt hoạt động cách mạng của bố mẹ. Trường hợp bố mẹ sinh sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì chỉ ghi những hoạt động từ khi sinh ra đến nay thôi. 

Trong gia đình học sinh có anh chị em ruột thì cần phải kê khai cả về thông tin của anh chị em theo trình tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn, không bắt buộc. 

Ngoài ra, cần có phần cam kết các nội dung thông tin đã kê khai là hoàn toàn đúng sự thật và có kèm theo dấu của cơ quan chính quyền địa phương kèm theo chữ ký của phụ huynh học sinh. 

Như vậy, chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu những thông tin chi tiết về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm. Những mục đích quan trọng của sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm và lưu ý chung khi viết. Hy vọng rằng qua những thông tin mà viecday365.com chia sẻ trên đây, phụ huynh và con em có thể hiểu rõ được cách viết và những nguyên tắc chung khi làm sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1331 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT