Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo dõi viecday365 tại
Trần Hải Minh tác giả viecday365.com Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 13-05-2024

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh dường như phổ biến hơn khi nước ta đang trong giai đoạn phát triển đầu tư, đẩy mạnh hợp tác kinh doanh. Chính vì thế mà mẫu hợp đồng này lại được sử dụng một cách thường xuyên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và theo dõi trong nội dung bài viết bên dưới đây để bạn nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

 Bạn hiểu mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
 Bạn hiểu mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Mẫu hợp đồng hợp tác dinh doanh là hợp đồng thể hiện sự ký kết của hai hoặc nhiều hơn nhằm hợp tác và sản xuất kinh doanh với nhau, họ sẽ phân chia lợi nhuận với nhau và không thành lập một tổ chức kinh tế.

Trong tiếng Anh thì hợp đồng này còn được gọi là Business Cooperation Contract, cũng chính vì cái tên tiếng Anh này mà nó được gọi tắt là hợp đồng BCC. 

Như vậy, đầu tiên chúng ta có thể hiểu được bản chất của loại hợp đồng này chính là loại hợp đồng hợp tác đầu tư, thế nhưng họ sẽ không thành lập một tổ chức kinh tế.

Nếu như để hiểu rõ và sâu hơn thì trong Bộ luật dân sự năm 2024 của nước ta cũng có quy định về hợp đồng này. Theo đó thì hợp đồng là sự thỏa thuận đi đến thống nhất giữa những cá nhân hoặc pháp nhân về việc quyên góp tài sản, tiền để cùng nhau sản xuất kinh doanh và được hưởng lợi ích, cùng chịu trách nhiệm với nhau.

Các bạn hãy chú ý đến “thỏa thuận” vì thế mà nếu như có một ai đó ép buộc bạn ký hợp đồng này thì nó sẽ không có hiệu lực đâu nhé.

Về việc sử dụng hợp đồng này trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh cũng sẽ rất thuận lợi và minh bạch trong việc hợp tác với nhau đó nhé. Chính vì thế mà kể cả bạn có hợp tác cùng với bạn thân hay người quen thì cũng nên tìm hiểu và áp dụng loại hợp đồng này.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh

Phân loại mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Phân loại mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân chia thành 2 loại chính đó là theo số lượng các bên tham gia và theo mục đích của hợp đồng. Trong đó cụ thể như sau:

Theo số lượng của các bên chủ thể tham gia:

+ Có hợp đồng liên kết kinh doanh giữa 2 bên

+ Có hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 3 bên

+ Có hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân với cá nhân

+ Có hợp đồng hợp tác giữa cá nhân với một doanh nghiệp nào đó

+ Có hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Theo mục đích của việc hợp tác kinh doanh thì nó sẽ có những loại hợp đồng như sau:

+ Theo mục đích đầu tư

+ Theo mục đích góp vốn

+ Theo mục đích cung cấp các dịch vụ

+ Theo mục đích cho thuê

+ Theo mục đích khoa học

+ Theo mục đích liên canh

+ Theo mục đích liên kết đào tạo

+ Theo mục đích liên doanh

+ Theo mục đích nghiên cứu

+ Theo mục đích gia công

+ Theo mục đích hợp tác sản xuất

+ Theo mục đích thi công

Đối với từng mục đích khác nhau thì sẽ có loại hop dong hop tac kinh doanh tương ứng với nó. Việc phân chia hợp đồng hợp tác làm việc ra cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp cho bạn không bị nhầm lẫn và soạn hợp đồng sai.

3. Những quy định khi làm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đối với những quy định của hợp đồng hợp tác kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo thực hiện đúng. Trong nội dung phần này, chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về chủ thể, đối tượng cũng như nội dung chính của hợp đồng.

3.1. Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của loại hợp đồng này chính là nhà đầu tư, vậy nhà đầu tư chính là những tổ chức, những cá nhân có thực hiện hoạt động kinh doanh bao gồm như sau: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó thì hợp đồng này sẽ được ký bởi các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc được ký bởi nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều bạn đặt câu hỏi rằng liệu trong một hợp đồng sẽ có bao nhiêu chủ thể? Đối với hợp đồng hợp tác đầu tư này sẽ tùy thuộc vào quy mô cũng như mục đích của các bên mà có thể không bị giới hạn về số lượng. Như bạn cũng đã thấy, có rất nhiều tập đoàn lớn của các nước hợp tác với nhau, trong đó nó có rất nhiều chủ thể tham gia vào hợp đồng này.

Về chủ thể của hợp đồng cũng sẽ phải chia thành nhiều trường hợp cụ thể như sau:

- Trong trường hợp nếu như hợp đồng có người nước ngoài họ có quốc tịch nước ngoài tổ chức thành lập theo pháp luật của nước ngoài thì thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

- Trong trường hợp chủ thể là những nhà đầu tư Việt Nam thì phải thực hiện theo bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đối với hợp đồng BCC thì các nhà đầu tư cho dù là trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn phải dựa trên quan hệ bình đẳng, thỏa thuận hợp tác kinh doanh chứ không phải là ép buộc.

Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác về viễn thông thì chủ thể tham gia phải có ít nhất một chủ thể doanh nghiệp Việt Nam.

Tìm việc làm chuyên viên kinh doanh

3.2. Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng

Một khi các bên chủ thể đã tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh với nhau thì trong quá trình hợp tác, các bên cần phải chịu trách nhiệm cùng với nhau, cùng chịu lỗ và chia lợi nhuận. Lúc này có thể coi họ là những người cùng ngồi trên một chiếc thuyền, nếu như không cùng nhau cố gắng thì có thể chiếc thuyền sẽ bị lật ngược.

Các thủ thể trong quá trình hợp tác thì cần phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy định từ trước. Còn nếu như trong trường hợp mà các bên này có một bên là Việt Nam, một bên là nước ngoài thì họ sẽ phải sử dụng tư cách pháp lý độc lập để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong bản hợp đồng đó.

Để việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tốt hơn, chính vì thế mà các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng BCC thì còn phải lập ra ban điều phối để thực hiện các dự án trong hợp đồng. Ban điều phối này chỉ có quyền giám sát việc thực hiện của các bên chủ thể đã tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3.3. Nội dung chính của hợp đồng

Nội dung chính của hợp đồng
Nội dung chính của hợp đồng

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh, nó sẽ có rất nhiều điều khoản, nội dung khác nhau được dựa trên nhiều bộ luật khác nhau. Tuy nhiên những nội dung chính mà hợp đồng này phải đảm bảo như sau:

- Thông tin về tên công ty tham gia vào hợp đồng

- Mục tiêu của hợp đồng hợp tác kinh doanh muốn hướng đến là gì

- Đóng góp về vốn, tài sản,…của các bên tham gia

- Thỏa thuận về tiến độ thực hiện hợp đồng

- Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ

- Thỏa thuận về trường hợp sửa đổi, bổ sung, nhượng quyền và chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường

Tuy hợp đồng hợp tác kinh doanh vẫn sẽ được dựa trên bộ luật dân sự nữa, vì thế mà nó có những nội dung dựa trên cả bộ luật dân sự 2024.

4. Tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh ở đâu?

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, bạn không quá khó khăn để có thể tự tải cho mình một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn nhất. Chỉ cần đánh trên google thì nó sẽ hiện ra hàng trăm nghìn kết quả khác nhau, tuy nhiên bạn cũng không cần phải tìm kiếm đâu xa, ngay tại bài viết này cũng có thể tải được một cách nhanh chóng và chuẩn nhất.

Tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 1:

Tải xuống ngay.docx

Tải mẫu hợp đồng hợp tác địa điểm kinh doanh

Tải xuống ngay.docx

Tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp:

Tải xuống ngay.docx

Tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân:

Tải xuống ngay.docx

5. Lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh, nó ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều đến quyền lợi tiền bạc của bạn, chính vì thế mà cần phải thật sự lưu ý và tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng này. Trong phần viết này, chúng tôi đã tìm hiểu và lọc ra cho bạn những lưu ý chính sau đây:

5.1. Về bản chất

Đầu tiên cần phải thật về bản chất của hợp đồng, khi muốn tham gia vào hợp đồng thì bạn cần phải hiểu thật sự bản chất của hợp đồng đó như thế nào. Đối với hợp đồng BCC thì nó được lập dựa trên luật đầu tư và bộ luật dân sự. Theo đó thì các bên cần phải cùng nhau đầu tư, chịu trách nhiệm với nhau.

5.2. Những nội dung có trong đó

Nội dung bên trong hợp đồng sẽ thật sự quan trọng đó nhé. Rất nhiều trường hợp vì không đọc kỹ nội dung và sau đó thì xảy ra những tranh chấp, bất mãn, tuy nhiên hợp đồng đã ký thì sẽ phải thực hiện theo nó. Chính vì thế mà bạn cần phải đọc kỹ lại bản hợp đồng thêm một lần trước khi ký, nếu như thấy không hợp lý thì cần phải sửa lại ngay, hoặc chỗ nào mà bạn còn thấy chưa rõ ràng thì cũng phải hỏi lại. Để tránh những trường hợp mâu thuẫn về sau.

5.3. Những lợi ích mà hợp đồng đem lại cho bạn

 Những lợi ích mà hợp đồng đem lại cho bạn
 Những lợi ích mà hợp đồng đem lại cho bạn

Đối với lợi ích thì hầu như các bên tham gia vào hợp đồng này đều mong muốn những lợi ích tốt nhất về cho mình. Cho đối tác tham gia hợp tác kinh doanh, sẽ đem lại những lợi ích sau:

- Hình thức hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể này dễ tiến hành và triển khai thực hiện. Thời gian của việc đầu tư kinh doanh không bị kéo dài, đối với những nhà đầu tư thì có thể nhận được những lợi ích ngay từ rất sớm vì họ không phải mất thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với những máy móc để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Vậy chúng ta có thể thấy được những lợi ích mà hợp đồng này đem lại đầu tiên chính là lợi ích về thời gian và chi phí.

- Khi thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên có thể tận dụng được những thế mạnh của nhau ở trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, chính vì thế mà sẽ giảm thiểu được những rủi ro hơn, giúp cho thành công nhanh hơn mà không cần phải chờ đợi quá lâu vì có “cộng sự”.

- Bên cạnh đó, khi thực hiện hợp đồng thì các bên vẫn có thể giữ nguyên tư cách pháp lý của mình và có thể thực hiện dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận.

Tìm việc làm trợ lý giám đốc kinh doanh

5.4. Những hạn chế của hợp đồng này

Những hạn chế của hợp đồng này là gì?
Những hạn chế của hợp đồng này là gì?

Bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại thì cũng có rất nhiều điểm hạn chế khác nữa, với những người kinh doanh, bạn cần phải có con mắt thật tinh tế để nhìn ra những hạn chế của hợp đồng hợp tác kinh doanh này. Vậy những hạn chế mà bản hợp đồng này đem lại như sau:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chứ không thực hiện và tổ chức kinh tế mới, chính vì thế mà khi thực hiện hợp đồng sẽ có những khó khăn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Con dấu sẽ không có con dấu chung, chính vì thế mà các bên sẽ phải tự thỏa thuận với nhau để sử dụng con dấu của một bên nào đó.

- Đối với những dự án dài thì sẽ không phù hợp với hợp đồng BCC này vì nó yêu cầu từ quản lý đến kinh doanh vô cùng phức tạp.

5.5. Thuế đối với những công ty làm hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nguyên tắc sẽ là thuế của bên nào thì bên đó sẽ tự hạch toán và chi trả, sau đó các bên sẽ tự chọn hình thức chia lợi nhuận. Có thể chia doanh thu, tỷ lệ về chi phí cho hoạt đồng hợp tác kinh doanh, càng chi tiết rõ ràng, càng tốt.

6. Kinh nghiệm hợp tác kinh doanh

6.1. Phân biệt tài chính rõ ràng

Tài chính đối với những hoạt động kinh doanh cần phải rõ ràng, nếu như bạn đi ăn với bạn thân có thể bạn sẽ không để ý, cũng chẳng ngần ngại việc trả tiền luôn cho bạn. Thế nhưng đây là kinh doanh, con số về tài chính cũng không hề nhỏ chút nào, chính vì thế mà bạn cần phải rõ ràng về tài chính. Bởi tài chính sẽ quyết định phần nào đến việc kinh doanh gì, hình thức nào. Cho dù là bạn bè thì bạn cũng cần phải rõ ràng và minh bạch, bởi cũng có những trường hợp lợi dụng bạn bè. Nếu như thua lỗ thì bạn sẽ phải gánh thêm một phần gánh nặng nữa.

Mách nhỏ những ai đang hợp tác kinh doanh với bạn thân
Mách nhỏ những ai đang hợp tác kinh doanh với bạn thân

6.2. Giấy tờ pháp lý đầy đủ

Trong bất kỳ một trường hợp nào bạn cũng cần phải có giấy tờ pháp lý đầy đủ, bởi thông thường các tranh chấp xảy ra là không đầy đủ giấy tờ chứng minh. Chính vì thế mà cho dù là bạn bè lâu năm bạn cũng nên chuẩn bị giấy tờ pháp lý để tránh những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh sau này.

6.3. Chọn người tin tưởng

Hãy lựa chọn những người mà bạn thật sự tin tưởng, những người mà có đạo đức tốt, thật thà để hợp tác với nhau. Bởi nếu không bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả một mình đó. Bạn không nên hợp tác nếu như bạn chẳng hiểu gì về người ta cả.

6.4. Cần phải biết chấp nhận và đối mặt với sai lầm

Cần phải biết chấp nhận và đối mặt với sai lầm
Cần phải biết chấp nhận và đối mặt với sai lầm

7. Ý nghĩa của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Khi có hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không phải thành lập tổ chức kinh tế chung để quản lí hoạt động kinh doanh, từ đó nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian chi phí cho việc thành lập một pháp nhân mới, sẽ không phụ thuộc vào đối tác nếu như nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi cổ phẩn của mình, dự án kết thúc nhà đầu tư cũng không phải lo lắng vấn đề giải thể.. Nhà đầu tư sẽ được thỏa thuận dùng tài sản hình thành từ việc hợp tác để thành lập doanh nghiêp. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thành lập văn phòng ở Việt Nam để thay mặt nhà đầu tư quản lý hoạt động kinh doanh.

Trên con đường thành công sẽ không bằng phẳng, nếu như đôi lần bạn vấp ngã, thất bạn hay gặp những sai lầm thì đó sẽ là bài học cho chính bạn. Chính vì thế mà không nên bi quan, hãy cố gắng bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.

Như vậy, với toàn bộ những thông tin mà chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh, kèm theo đó là những chia sẻ trong việc hợp tác. Hy vọng nó sẽ thật sự hữu ích với bạn đọc!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1936 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT