[CV Brand Manager] Hướng dẫn chuẩn nội dung - đẹp hình thức
Theo dõi viecday365 tạiBạn đang ứng tuyển vào vị trí Brand Manager cho một doanh nghiệp lý tưởng? Nhưng làm thế nào để bạn có thể trở nên nổi bật trong mắt họ và nhanh chóng đến được vòng phỏng vấn? Cách tốt nhất đó là thể hiện bạn là ai trong CV Brand Manager. Điều này không hề đơn giản vì một Brand Manager mong muốn nhận được lời gọi mời phỏng vấn không thể sở hữu một mẫu CV chung chung. Học cách làm mẫu CV Brand Manager ấn tượng và chuyên nghiệp hơn qua bài viết sau đây!
1. Lưu ý những điều sau trước khi bắt tay vào viết CV Brand Manager
Brand Manager là người làm việc dựa trên các yếu tố sáng tạo, chính vì vậy mẫu CV của họ phải phản ánh được điều đó. Bạn không nên sử dụng bất kỳ một khuôn mẫu cũ nào, copy chúng ở một nguồn nào đó. Trên thực tế, một nhà tuyển dụng chỉ dành trung bình 6s để lướt qua một CV xin việc. Và bạn chỉ có duy nhất một cơ hội nhằm để lại ấn tượng ban đầu.
Sai lầm của hầu hết các ứng viên là sử dụng một mẫu CV chung chung. Hãy cố gắng vận dụng các kiến thức về thương hiệu cá nhân để thiết kế một điều gì đó mới mẻ và độc đáo hơn. Đừng sử dụng những ngôn từ mông lung, mơ hồ để “cắt xén” đi thành tích của bạn. Hãy liệt kê và nói lên thất cụ thể về các chiến lược brand mà bạn đã tạo ra cũng như những giá trị mà chúng đã mang lại.
Bạn đã định vị brand của mình như thế nào? Những sản phẩm nào đã được phát triển? Team của bạn đã có kế hoạch quảng bá gì cũng nhau?,... Thật tuyệt vời nếu Quý vị có thể trả lời toàn bộ câu hỏi trên trong CV Brand Manager của tôi chỉ bằng một vài gạch đầu dòng.
Quan trọng hơn, sự nỗ lực của bạn đã có tác động gì đến lợi nhuận bán hàng và nhận thức về thương hiệu của khách hàng thay đổi ra sao? Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng khi ứng tuyển vị trí Brand Manager. Nhưng những kết quả có thể đo lường được mới nói lên bạn là một ứng viên tiềm năng. Đa phần, mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn nhìn thấy những kết quả thực tế, đó là những thứ hữu hình chứ không phải là một thông điệp chung chung.
2. Cách viết CV Brand Manager chi tiết
2.1. Những gì nhà tuyển dụng muốn thấy trong CV Brand Manager
Hãy viết những gì mà nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn muốn thấy. Thử đặt mình vào vị trí của những người “săn” nhân tài, bạn sẽ mong muốn những gì? Tất cả những gì được liệt kê sau đây là những gì mà nhà tuyển dụng rất muốn nhìn thấy ở CV Brand Manager của bạn:
- Thứ nhất, bạn đã có kinh nghiệm gì về phát triển và định vị thương hiệu?
- Thứ hai, kết quả thực sự sẽ làm nổi bật nên sự nỗ lực và thành tích của bạn.
- Thứ ba, cách thức bạn tìm hiểu chi tiết về khách hàng, sử dụng chúng trong việc sáng tạo các chiến dịch tiếp thị và thông điệp.
- Thứ tư, bạn đã từng làm việc với những nhóm nào? Thiết kế, tiếp thị, bán hàng?,...
- Thứ năm, cách mà bạn xây dựng chiến lược về thương hiệu đã truyền đạt thành công tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Thứ sáu, năng lực tư duy, phân tích và sáng tạo của bạn.
Bây giờ hãy đi vào từng phần cụ thể trong quá trình viết mẫu CV Brand Manager nhé!
2.2. Viết thông tin cá nhân CV Brand Manager chuyên nghiệp
Phần thông tin cá nhân của CV Brand Manager có thể đơn giản, nhưng thực sự bạn nên chú trọng trong cách tạo ra chúng. Nếu bạn tạo một thông tin cá nhân sai, nó có thể sẽ không có cơ hội được nhìn lại lần thứ hai. Thông thường, thông tin cá nhân phải bao gồm tên ứng viên, thông tin liên hệ, địa chỉ Email hoặc một liên kết mạng xã hội...
Hãy cố gắng mang đến một Email rõ ràng cho nhà tuyển dụng. Bạn không nên sử dụng những Email đã cũ, chẳng hạn như bạn đã tạo ra nó năm 12 tuổi. Có lẽ đó là thời điểm Email của bạn mô phỏng lại một hình ảnh hết sức “trẻ trâu”. Hãy cố gắng làm cho Email thật chuyên nghiệp, cách tốt nhất Email nên gần gũi với tên của ứng viên. Đó là cách giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ bạn lâu hơn. Thông tin cá nhân nên bao gồm các dữ liệu một cách chính xác, và trình bày chúng một cách chuyên nghiệp là bước đầu bạn đã tạo CV Brand Manager.
2.3. Làm nổi bật mục tiêu nghề nghiệp
Sai lầm lớn nhất mà mọi ứng viên đều mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp đó là chúng quá mơ hồ. Mục tiêu nghề nghiệp của Brand Manager phải thật cụ thể để không ai khác có thể sử dụng lại chúng. Đừng nói rằng “Tôi đã có kinh nghiệm về quản trị thương hiệu và tôi rất mong muốn được thử sức với vị trí này”. Hãy nói rằng “Brand Manager sáng tạo và nhạy bén với 3 năm kinh nghiệm. Tôi tập trung phát triển và định vị thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp ngành thời trang. Tôi đam mê và sở hữu sức mạnh của một người “kể chuyện”, đưa thương hiệu trở nên sống động qua những thông điệp, thiết kế và các phương tiện truyền thông”.
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp trong CV Brand Manager cũng nên thể hiện được những hoài bão và con đường tương lai mà bạn đặt ra. Cố gắng cụ thể nó đến mức tối đa, đừng dè dặt khi nói lên mong muốn của mình với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nói “Bằng những kinh nghiệm, kiến thức và sự ham học hỏi, tôi hy vọng sẽ được quý công ty xem xét ở vị trí Giám đốc thương hiệu vào 5 năm tới”.
2.4. Nói lên trải nghiệm của bạn qua mục kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc trong CV Brand Manager có lẽ là danh mục và nội dung được các nhà tuyển dụng mong chờ nhất. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể tạo nên sự khác biệt so với các ứng viên còn lại. Dù bạn muốn sáng tạo ra sao, đừng đơn giản quá bằng việc liệt kê các trách nhiệm công việc của bạn. Thử nghĩ xem, hầu như các nhà tuyển dụng đều biết những gì một Brand Manager cần làm. Họ không đơn thuần muốn đọc mô tả công việc của bạn. Họ muốn biết bạn đã mang lại những giá trị gì cho các vị trí đã đảm nhiệm trước đây. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét:
- Thứ nhất, các dự án xây dựng và phát triển thương hiệu cụ thể, mà bạn đã ở vai trò dẫn đầu và kết quả của dự án đó.
- Thứ hai, năng lực mà bạn đã kết hợp với các nhóm sáng tạo và marketing.
- Thứ ba, bạn đã khởi chạy những chiến dịch nào và quy mô cũng như kết quả của chiến dịch đó.
- Thứ tư, bất kỳ một trải nghiệm nào trong quá khứ về thiết kế, marketing, nghiên cứu thị trường, sáng tạo nội dung,...
Hãy thường xuyên điều chỉnh phần kinh nghiệm của mình trên cơ sở vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Cố gắng đọc qua mô tả công việc và sau đó tinh chỉnh lại các nội dung nếu cần.
Ví dụ về kinh nghiệm của CV Brand Manager cụ thể nên được viết theo thứ tự thời gian đảo ngược. Đây là dạng bố cục đã rất quen thuộc với nhà tuyển dụng.
- Brand Manager - Tập đoàn Thời trang 365
- Thời gian: 6/2024 - 10/2024
+ Làm việc với các nhóm sáng tạo để phát triển bộ công cụ hướng dẫn xây dựng thương hiệu.
+ Thiết lập các chiến lược thương hiệu ngắn và dài hạn để xác định được thị trường mới, lỗ hổng của sản phẩm...
+ Khởi động các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu trên các kênh truyền thông, marketing và PR với đối tác để tăng doanh số bán hàng lên 30%.
+ Tham gia tìm kiếm và xây dựng các mối quan hệ với cơ quan trong khu vực. Giữ vai trò là điểm liên hệ chính cho toàn bộ các dự án.
2.5. Tạo điểm nhấn từ hệ thống kỹ năng
Brand Manager đóng một phần rất quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Mặc dù kỹ năng cứng là quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng, tuy nhiên ứng viên cũng không nên vì thế mà bỏ qua những kỹ năng mềm. Có gì khác biệt giữa chúng? Kỹ năng cứng đề cập đến các năng lực thuộc về tính kỹ thuật, chúng hỗ trợ bạn để hoàn thành các nhiệm vụ công việc tốt hơn.
Một số kỹ năng cứng bạn có thể tham khảo trong mẫu CV Brand Manager như sau: Chiến lược thương hiệu, phát triển sản phẩm, quản lý chiến dịch, quản lý dự án, copywriting, phân tích dữ liệu,...
Kỹ năng mềm đề cập đến các kỹ năng giữa các cá nhân.
Bên cạnh kỹ năng cứng, kỹ năng mềm đề cập đến các kỹ năng trừu tượng, tốt nhất bạn nên đưa các kỹ năng mềm vào ví dụ thực tế về khoảng thời gian mà bạn đã sử dụng chúng. Đây là một số kỹ năng mềm mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn: Khả năng thích ứng, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp bằng lời nói và văn bản, giải quyết vấn đề, ra quyết định, làm việc độc lập,...
2.6. Đừng quên trình độ học vấn
Trên cơ sở mức độ kinh nghiệm cá nhân, ứng viên có thể lấy đó làm nổi bật trình độ học vấn của mình. Chỉ cần liệt kê bằng cấp, chuyên ngành, năm tốt nghiệp của bạn đối với những ai chỉ có trình độ trung cấp đến cao cấp. Tuy nhiên nếu bạn tốt nghiệp với điểm trung bình trên 3.5, hãy bao gồm cả việc liệt kê chúng vào danh mục này. Đa phần các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến những trải nghiệm hay kinh nghiệm thực tế mà bạn có. Cố gắng tập trung vào những nội dung đó thay vì đi quá sâu vào những bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã lấy được chúng từ nhiều năm trước.
Bạn cũng có thể bao gồm một phần riêng cho những chứng chỉ ngành (nếu có).
Tóm lại, những thủ thuật làm cho CV Brand Manager của bạn hấp dẫn và tuyệt vời hơn bao gồm:
+ Thứ nhất, hãy viết phần thông tin cá nhân rõ ràng, trình bày chuyên nghiệp và chính xác nhất có thể.
+ Thứ hai, hãy viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho những trải nghiệm thực tế và những gì bạn mong muốn ở tương lai.
+ Thứ ba, liệt kê những kết quả của sự nỗ lực và thành tích của bạn thay vì chỉ viết mô tả công việc.
+ Điều chỉnh CV Brand Manager cho doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển, tránh mơ hồ.
+ Thiết kế hoặc sáng tạo một cái gì đó thật độc đáo, CV Brand Manager là sự phản ánh thương hiệu cá nhân của bạn.
Bạn có thể truy cập vào viecday365.com để tham khảo thêm những mẫu CV Brand Manager đẹp về hình thức và cả nội dung. Hy vọng những chia sẻ về bí quyết viết CV Brand Manager trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng chinh phục được nhà tuyển dụng yêu thích!
1815 0