Xuất nhập khẩu học trường nào- Cơ hội việc làm là cao hay thấp
Theo dõi viecday365 tạiDo sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nền kinh tế càng phải bắt kịp cũng như xây dựng xu hướng hội nhập, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này đã hình thành nên việc xuất hiện nhiều hơn các ngành học về Logistics trong nhiều năm trở lại đây. Vậy ngành Logistics - xuất nhập khẩu học trường nào thì phù hợp? Cơ hội việc làm đối với ngành nghề này sẽ như thế nào? Cùng viecday365.com tìm hiểu ngay thông tin về ngành học này nhé.
1. Sơ lược về Logistics
1.1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu đang là lĩnh vực được đánh giá là có tiềm năng phát triển cả trong hiện tại lẫn tương lai. Nó ảnh hưởng khá nhiều tới các hoạt động phát triển kinh tế của quốc gia. Vậy bản chất của ngành xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu hay còn được gọi là Logistics, là ngành học mô tả về các kiến thức trong hoạt động mua bán, trao đổi và vận chuyển hàng hóa giữa các thương nhân hay các quốc gia trong nước và nước ngoài với nhau. Các hoạt động này đều sẽ được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và thỏa thuận của hai bên trao đổi từ trước nhằm duy trì mối quan hệ lâu bền và khẳng định uy tín của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.
Cụ thể, xuất nhập khẩu sẽ cần phải học những gì? Theo dõi tiếp bài viết của viecday365.com để có câu trả lời nhé.
1.2. Mục tiêu học tập ngành xuất nhập khẩu
Ngành Logistics sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại nằm trong nghiệp vụ của ngành xuất nhập khẩu bao gồm cả trong nước và quốc tế. Các kiến thức này sẽ là nền tảng, là cơ sở để sinh viên áp dụng vào thực tế công việc và các hoạt động có liên quan.
Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tạo lập những kỹ năng cơ bản đối với ngành nghề để có thể dễ dàng thực hành trong công việc.
Xây dựng định hướng làm việc trong các công ty, tập đoàn xuất nhập khẩu lớn hay những cơ hội làm việc với đối tác, doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao trình độ nghiệp vụ và cơ hội thăng tiến trong công việc.
1.3. Vì sao nên chọn học xuất nhập khẩu?
Như đã nói ở trên, do sự phát triển ngày càng cao của xã hội cũng như nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, do đó mà xuất nhập khẩu đã trở nên phát triển mạnh mẽ không ngừng trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Nó đánh dấu bước chuyển quan trọng đối với nền kinh tế thị trường của đất nước. Bởi vậy, việc chọn họ xuất nhập khẩu là một định hướng đúng đắn:
- Sau khi tốt nghiệp, không đơn giản là việc có trong tay tấm bằng cử nhân Logistics mà bạn còn được trang bị đầy đủ toàn bộ những kỹ năng, kiến thức về kinh tế và thương mại quốc tế.
- Xây dựng nền tảng tiếp thu nhanh, bắt kịp với xu thế của thời đại để nhanh chóng cập nhật những đổi mới trong ngành nghề.
- Đặc biệt là sự rộng mở trong cơ hội việc làm: xuất nhập khẩu đang là đường đua phát triển của các doanh nghiệp vì thế mà có rất nhiều vị trí công việc được xây dựng nên càng thúc đẩy cơ hội có việc làm đối với sinh viên.
2. Xuất nhập khẩu học trường nào thì tốt?
Logistics được cho là một ngành nghề mới nhưng đã nhận được sự quan tâm lớn từ rất nhiều trường đại học và đưa nó vào trở thành một ngành học. Ngành học này được thiết kế một chương trình học tập bài bản, đặc biệt là các trường đại học top đầu về lĩnh vực kinh tế.
2.1. Trường đại học Ngoại thương
Đây là một trong những ngôi trường thuộc top đầu về việc đào tạo các ngành học về kinh tế và thương mại quốc tế. Trường xây dựng hệ thống học tập gồm hai nhóm kiến thức chính đối với ngành Logistic:
- Nhóm ngành kiến thức thuộc tổng quan về kinh doanh quốc tế bao gồm: môi trường kinh doanh, kinh tế, pháp luật, tài chính, quan hệ, quản trị các dự án đầu tư….nằm trong phạm vị quốc tế.
- Nhóm kiến thức chuyên môn giúp sinh viên tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế, liên quan trực tiếp tới xuất nhập khẩu hàng hóa: marketing, đầu tư, vận tải, buôn bán… trong phạm vi quốc tế.
2.2. Trường đại học Giao thông vận tải (Hà Nội và Hồ Chí Minh)
Đây được coi là trường đại học tiên phong trong ngành Logistics với hệ thống chương trình học bài bản và chất lượng. Hơn thế trường cũng sẽ xây dựng sẵn định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường.
Đối với chuyên ngành xuất nhập khẩu, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên đã có cơ hội được thực tập tại một số đơn vị chuyên ngành để xây dựng kỹ năng và định hướng cơ bản trong việc xác định nghề nghiệp tương lai.
2.3. Trường VMU - Đại học Hàng hải Việt Nam
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế và Logistics sẽ là người có trong mình những kiến thức và kỹ năng nhất định về ngành xuất nhập khẩu có thể làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức kinh tế- tài chính, công ty luật, các công ty xuất nhập khẩu hay các công ty cung ứng dịch vụ Logistics.
Và sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau để bạn lựa chọn sự phù hợp với bản thân mình.
Đại học Hàng hải Việt Nam không đơn thuần là đào tạo những lớp kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà còn cung cấp cả những đơn vị việc làm mà sinh viên có thể ứng tuyển, tìm ra cơ hội cho bản thân.
2.4. Đại học Thương mại
Thương mại là cái tên không thể không nhắc tới khi nói về việc đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu cho sinh viên. Với việc xây dựng chuyên ngành Thương mại quốc tế với khoa Kinh doanh quốc tế sẽ có chương trình đào tạo đầy đủ, trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về chuyên môn: lĩnh vực thương mại, kinh tế, và hệ thống hơn 100 tín chỉ và 2 kỳ thực tập giúp sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp cận với công việc gần hơn cũng như hiểu được ý nghĩa và tính chất của ngành nghề.
Đây đều là những trường tiêu biểu, có khối lượng sinh viên thuộc nhóm ngành xuất nhập khẩu có cơ hội việc làm cao. Tuy nhiên cũng còn có rất nhiều các trường đại học khác cũng đào tạo ngành xuất nhập khẩu với hệ thống chương trình nổi bật.
Xem thêm: Những điều bạn cần giải mã về DOC trong xuất nhập khẩu là gì?
3. Vị trí việc làm của sinh viên mới ra trường với ngành xuất nhập khẩu là gì?
Hiện nay, ngành Logistics đang phát triển khá nhiều, do đó mà vị trí việc làm của sinh viên cũng vô cùng đa dạng.
- Bạn có thể lựa chọn làm việc trong các tập đoàn về xuất nhập khẩu hàng hóa hay các đơn vị công ty cung ứng dịch vụ Logistic: nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ, nhân viên kế toán….
- Hay bạn yêu thích trường học thì có thể làm giáo viên giảng dạy về mảng thương mại, kinh tế quốc tế, hay làm việc trong các viện nghiên cứu…
- Đối với các công ty hay các đơn vị cảng biển, cảng hàng không, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên kiểm kho, nhân viên điều hành, quản lý hàng hóa….
Tuy nhiên sau đó hãy phấn đấu ở những vị trí cao hơn, đưa bản thân phát triển, có cơ hội gắn bó và làm việc với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển của bản thân nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Như vậy việc suy nghĩ là lựa chọn ngành xuất nhập khẩu học trường nào không hề khó, quan trọng là khả năng học hỏi, sự rèn luyện và trau dồi kiến thức từ bản thân bạn để có thể xây dựng nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc và tạo lập những kỹ năng làm việc cơ bản, phục vụ cho vị trí công việc sau này. Mong rằng với những nội dung bổ ích mà viecday365.com vừa chia sẻ bạn đã chọn được một ngôi trường mình yêu thích. Hãy cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ và có một công việc bản thân cảm thấy thoải mái nhé.
399 0